“ Tôn sư trọng đạo” là quan niệm được cha ông ta lưu truyền lại từ muôn đời nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Để hiểu đc hơn người thầy ta đi qua phân tích câu tục ngữ:"Tôn sư trọng đạo".Tôn sư: (tôn: tôn trọng, kính trọng, đề cao ; sư: thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng, và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.Trọng đạo: (trọng: coi tọng, tôn trọng ; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người). Vậy trọng đạo là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo dức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội.Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.Từ thời phong kiến, trong bậc thang giá trị thì người thầy được xếp sau vua nhưng trước cha mẹ: “Quân – Sư – Phụ”. Đối với bất kì ai đều cũng cần có một người thầy – một người luôn hướng dẫn, luôn mở ra một con đường mới, tốt hơn cho chúng ta. Thầy luôn được mọi người tôn trọng bởi họ luôn rằng thầy là người có phẩm chất đạo đức chuẩn nhất và là tấm gương của mọi thế hệ. Cho nên vị thế của thầy lúc bấy giờ có thể xem như hơn cả cha mẹ.Với một vị thế như vậy lớp lớp người nhà giáo đã làm rạng rỡ đất nước như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Tất Thành, … Đời nhà giáo không đơn giản là chỉ dạy hoc, rèn người mà cũng phải qua bao nhiêu gian khổ. Trong thời chiến cuộc sống không ổn định có nhiều nhà giáo đã phải bỏ nghề để hòa vào cùng mọi người làm những công việc không phải là nghề dạy học: về quê chăn nuôi heo, gà, ,,, hay phải bơm vá xe đạp, …Đó là trong khoảng xã hội lộn xộn. Đất nước ngày một đổi mới, vị thế của nhà giáo cũng được trả lại đúng vị trí.Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Câu trả lời là ko thầy cô có công lao to lớn như vậy mà lại dám ăn cháo đá bát hay sao.Thật trái với đạo lí,trái với lương tâm của 1 con người.Bây giờ không như xưa, học sinh không biết ơn thầy cô mà vả lại còn trả hơn họ bằng những cú đánh hay những câu nói nặng lời.Nguyên nhân chính là do nhà trường chưa nghiêm nghặt, gia đình thiếu quan tâm, mà chủ yếu là do những học sinh, sinh viên ấy thiếu suy nghĩ hay tự cho mình đã giỏi nên không cần học nữa.Cãi thầy như cãi cha mẹ, các bạn đừng tưởng là giỏi, điều đó chính là kết quả cho bạn về sau.Thầy, cô là những người đi trước đúc kết nhiều kinh nghiệm sống và truyền đạt lại cho chúng ta, chỉ muốn một điều là chúng ta không bị phải những vấn đề ấy. Nhưng nếu bạn không nghe thì hậu quả các bạn sẽ là người lãnh đủ.Các bn chỉ là con sâu mọt của xã hội mà thôi.Riêng đối với tôi ko bao giờ là quên đc công lao người thầy.Con tàu thời gian đã đưa tôi đi qua 40 năm rồi kể từ ngày tôi xa thầy, xa trường để bắt đầu một trang mới cho cuộc đời mình.Thày có Giọng nói trầm ấm của con người xứ Nghệ. Tên thầy cx rất ngắn gon mà rất dễ nhớ"Hoàng".Thời gian thường giúp ta mang đi mọi thứ về với dĩ vãng nhưng những kỷ niệm về thầy tôi cứ sáng mãi trong lòng, nó như ngọn đưốc soi đường cho tôi khỏi vấp ngã, nâng bước tôi đi cho đến tận bây giờ…Thú thật lúc đó gia đình tôi nghèo lắm củ khoai manh áo còn thiếu nói gì đến học hành thi cử .Vậy mà thầy luôn bên tôi động viên tôi.Khi tôi thi đại học người thầy vẫn luôn bên tôi động viên tôi hết lòng.Kỳ thi năm đó tôi đỗ lớn vào đại học. Tôi đã bước ra khỏi lũy tre làng với bao mơ ước mà thầy tôi đã gieo vào tâm hồn non nớt trong những ngày được sống với thầy. Trong hành trang tôi mang theo mấy chục năm qua có giọng nói ấm, trầm xứ Nghệ chan chứa tình yêu thương.Trong thời gian tôi đi học người thầy vĩ đại đã ra đi nhưng lúc đó thầy đã để lại cho tôi một bức thư ngắn gon:" Hãy học đi con của thầy.Cố lên thành công sẽ luôn đến bên con"Giọt nước mắt rơi ko ngừng ko ngớt chảy dài trên hàng mi của tôi.
Các bn ơi ! Thầy là người rất vĩ đại có thể sánh vai với những đấng sáng tạo.Thầy gần như là tất cả đối với tôi.Ko bao giờ có gì có thể thay đc ví trí của thầy trong lòng của tôi.Tôi sẽ mãi nhớ ơn cong lao của thầy và các bn cx phải nhớ và làm theo lời thầy để sau này còn xây dựng đất nước 1 ngày càng đẹp tươi.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất.Bởi lẽ:"Ko thầy đố mày làm nên"
Mình có tham khảo trên mạng nhưng có sửa chữa nếu thấy chưa hay hay sai chỗ nào để mình sửa