\(=>Qthu=mc\Delta t=4200.m\left(100-23\right)=323400m\left(J\right)\)
\(=>Qtoa=I^2Rt=3^2.100.900=810000J\)
\(=>Qthu=Qtoa=>m=2,5kg\)
\(=>Qthu=mc\Delta t=4200.m\left(100-23\right)=323400m\left(J\right)\)
\(=>Qtoa=I^2Rt=3^2.100.900=810000J\)
\(=>Qthu=Qtoa=>m=2,5kg\)
Người ta muốn đun sôi nửa lít nước ở 20°C trong 10 phút bằng cách cho dòng điện chạy qua một dây điện trở nhúng vào nước ấm đựng nước. Nhiệt lượng thất thoát bằng ¼ nhiệt lượng do nước hấp thụ. Tính:
a)Công suất toả nhiệt của dây điện trở.(ĐS: 350W)
b)Cường độ dòng điện qua điện trở. Biết rằng nếu cho dòng điện cường độ 1A qua ấm đựng nước trên trong 1 giờ 30 phút thì nước sẽ sôi.(ĐS: 3A)
c)Tính điện trở của dây dẫn.(ĐS: 38,9Ω)
Hình 16.1 mô tả thí nghiệm xác định điện năng sử dụng và nhiệt lượng tỏa ra. Khối lượng nước m1 = 200g được đựng trong bình bằng nhôm có khối lượng m2 = 78g và được đun nóng bằng một dây điện trở. Điều chỉnh biến trở để ampe kế chỉ I = 2,4A và kết hợp với chỉ số của vôn kế biết được điện trở của dây là R = 5Ω. Sau thời gian t = 300s, nhiệt kế cho biết nhiệt độ tăng Δt = 9,5oC. Biết nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200J/kg.K và của nhôm là c2 = 880J/Kg.K C1 - Hãy tính điện năng A của dòng điện chạy qua dây điện trở trong thời gian trên. C2 - Hãy tính nhiệt lượng Q mà nước và bình nhôm nhận được trong thời gian đó. C3 - Hãy so sánh A với Q và nêu nhận xét, lưu ý rằng có một phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh. |
Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5A.
a) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1s.
b) Dùng bếp điện để đun sôi 1,5l nước có nhiệt độ ban đầu là 25oC thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích, tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K.
c) Mỗi ngày sử dụng bếp điện này 3 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp điện đó trong 30 ngày, nếu giá 1kW.h là 700 đồng.
Một ấm điện có ghi 220V - 1 000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu là 20oC. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường, tính thời gian đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước 4 200J/kg.K.
Một ấm điện có ghi 220V - 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu 20oC. Hiệu suất của ấm là 90%, trong đó nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước đước coi là có ích.
a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
b) Tính nhiệt lượng mà ấm điện tỏa ra khi đó.
c) Tính thời gian đun sôi lượng nước trên.
Tính nhiệt lượng tỏa ra ở một dây dẫn có điện trở 3000Ω trong thời gian 10phut biết cường độ dòng điện chạy qua là 0.2A
: Một bếp điện đun một ấm đựng 1lít nước ở 250C. Nếu đun trong 10 phút nhiệt độ nước tăng đến 500C. Nêú lượng nước là 1,78lít thì đun trong 10 phút nhiệt độ nước lên đến 400C. Tính:
a) Nhiệt lượng ấm thu vào để tăng lên 10C
b) Nhiệt lượng do bếp toả ra trong 1 phút, cho biết hiệu suất của bết là 60% và nhiệt dung riêng của nước C=4200J/kg.độ.
Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp điện có cường độ 3A. Dùng bếp này đun sôi được 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20oC trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K).
Một ấm điện có ghi 220V- 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu 30°C. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ẩm và nhiệt lượng toả ra môi trường xung quanh. Tính thời gian đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.