Mỗi dịp tết đến xuân về, người Việt xưa thường có thói quen xin chữ để gửi gắm những mong ước, khát vọng cho năm mới. Đó là chữ nho, thứ chữ tượng hình giàu ý nghĩa. Học, hiểu được chữ nho đã khó, viết được cho thật đẹp lại càng khó hơn. Người có hoa tay, viết chữ mà tưởng như vẽ bức tranh. Đầu thế kỉ XX, trên các phố phường Hà Nội còn lưu giữa lại hình ảnh những cụ đồ nho cặm cụi đậm tô từng nét chữ “tròn, vuông tươi tắn” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) trên giấy điều để bán cho dân Hà Thành đón Tết. Hình ảnh ấy đã in sâu vào tâm trí Vũ Đình Liên và hiện hình thành bức tranh thơ giản dị mà sinh động:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua
Cấu trúc “mỗi…lại” cho ta thấy sự lặp đi lặp lại đã trở thành nếp, thành quy luật quen thuộc. Hoa đào từ lâu đa xtrơe thành sứ giả báo tin xuân. Bởi vậy nói “hoa đào nở” cũng là nhắc ta cái thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới đang đến gần. Cứ khi hoa đào nở là lại thấy ông đồ già xuất hiện cùng mực tàu, giấy đỏ bên phố nhộn nhịp người đi lại sắm tết.Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. Dẫu chỉ chiếm một góc nhỏ thôi “trên phố” nhưng trong bức tranh thơ này, ông đò lại trở thành tâm điểm.
Bài thơ khép lại bằng tiếng “gọi hồn” thao thiết của tác giả:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đau bây giờ?
“Những người muôn năm cũ” ấy là ai?Là ông đồ, là những ngơừi thuê ông đồ viết chữ hay là một thời đã đi qua nay chỉ còn “vang bóng”(chữ dùng của Nguyễn Tuân)? Dãu là gọi ai thì câu thơ cũng kết đọng bao tiếc nuối, xót xa cho sự phôi pha, tàn tạ của những nét đẹp trong văn hoá cổ truyền của dân tộc.Nhà thơ gọi để tiêc nuối và gọi để thức tỉnh hãy giữ lấy những giá trị truyền thống ngàn đời mà cha ông đã bao công bồi đắp. Tiếng gọi hồn ấy có giống với tiếng gọi đò u hoài của ông Tú Thành Nam vang trên sông Lấp khi xưa không?
– Nếu hình ảnh ông đồ và hoa đào cùng xuất hiện ở khổ thơ đầu thì đến khổ thơ cuối của bài thơ hoa đào vẫn xuất hiện theo quy luật (Năm nay đào lại nở) còn ông đồ đã hoàn toàn vắng bóng (Không thấy ông đồ xưa). Đằng sau hai câu thơ là nỗi niềm bâng khuâng, tiếc nuối của nhà thơ.
– Câu hỏi tu từ thể hiện niềm trắc ẩn xót thương của nhà thơ đối với những người như ông đồ (thế hệ những nhà nho – biểu tượng của nền Nho học) đã bị thời thế khước từ.
=> Khổ thơ kết đọng cảm xúc của toàn bài – nỗi thương cảm hoài niệm, nuối tiếc cảnh cũ người xưa, là lòng thương người và tình hoài cổ (Hoài Thanh) của thi nhân đối với thế hệ những nhà nho và với những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc.