Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
linh nguyễn ngọc

. Nhân dân ta thường nói:
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
Chứng minh rằng từ xưa đến nay, nhân dân ta vẫn sống theo truyền thống đạo lí ấy.

Đỗ Tuệ Lâm
9 tháng 3 2022 lúc 21:42

em tham khảo:

Lời răn dạy của cha ông thể hiện trong câu tục ngữ được dân tộc ta chứng minh qua nhiều thế hệ bằng thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc. Trong những cuộc kháng chiến gian khó, nguy hiểm nhất của dân tộc, nhân dân ta vẫn đoàn kết một lòng vượt qua để chiến đấu và chiến thắng. Thế kỉ mười ba, đất nước ta phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất thếgiới khi ấy: quân xâm lược Mông – Nguyên. “Vó ngựa Mông – Nguyên chạy tới đâu cỏ cây không mọc được đến đấy”, chúng đã đi từ Đông sang Tây, chiếm được những vùng đất đai rộng lớn và nay cũng ôm mộng xâm lược Đại Việt. Nhưng nhân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần đã không cam tâm chịu thua. Vua Trần đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm lấy ý kiến và tập hợp sức mạnh toàn quân, toàn dân. Từ hội nghị Bình Than đến hội nghị Diên Hồng, đâu đâu cũng vang lên tiếng hô “Đánh! Đánh!”. Với sức mạnh như vũ bão của cả một dân tộc, ba lần quân Mông – Nguyên xâm lược là ba lần chúng phải rút chạy nhục nhã. Bước vào thế kỉ hai mươi, thế kỉ của những giông bão thời đại, đối mặt với sự xâm lược của hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới: thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, dân tộc ta vẫn phát huy tinh thần đoàn kết keo sơn. Bác Hồ đã kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” “bất kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ không phân biệt tôn giáo đẳng cấp” đều đứng lên chống giặc. Ngay cả khi miền Bắc đã được giải phóng, miền Bắc vẫn gồng mình chung tay sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Những phong trào lao động sản xuất nổi lên như sóng cồn: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Lao động giỏi”, “Cờ ba nhất”, “Ba sẵn sàng”… Và rồi, qua những năm trường kì kháng chiến gian khổ, cách mạng đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Từ Cách mạng tháng Tám đến chiến thắng của dân tộc là bản hùng ca ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí sắt đá và trí tuệ phi thường của con người Việt Nam bé nhỏ. Sau này Bác Hồ đã tổng kết: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước…”.

Nguồn: https://vanmauvip.com/chung-minh-tinh-dung-dan-cua-cau-tuc-ngu-mot-cay-lam-chang-nen-non-ba-cay-chum-lai-nen-hon-nui-cao-tuc-ngu-viet-nam.html#ixzz7N36DoIiR

Duong Nguyen
9 tháng 3 2022 lúc 21:42

1 người bị thg 2 ng còn lại hok làm đc việc vì mỗi ng đều có công việc khác nhau 😅hok biết đk

 

Nguyễn Tân Vương
9 tháng 3 2022 lúc 22:12

THAM KHẢO:

Lời răn dạy của cha ông thể hiện trong câu tục ngữ được dân tộc ta chứng minh qua nhiều thế hệ bằng thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc. Trong những cuộc kháng chiến gian khó, nguy hiểm nhất của dân tộc, nhân dân ta vẫn đoàn kết một lòng vượt qua để chiến đấu và chiến thắng. Thế kỉ mười ba, đất nước ta phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất thếgiới khi ấy: quân xâm lược Mông – Nguyên. “Vó ngựa Mông – Nguyên chạy tới đâu cỏ cây không mọc được đến đấy”, chúng đã đi từ Đông sang Tây, chiếm được những vùng đất đai rộng lớn và nay cũng ôm mộng xâm lược Đại Việt. Nhưng nhân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần đã không cam tâm chịu thua. Vua Trần đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm lấy ý kiến và tập hợp sức mạnh toàn quân, toàn dân. Từ hội nghị Bình Than đến hội nghị Diên Hồng, đâu đâu cũng vang lên tiếng hô “Đánh! Đánh!”. Với sức mạnh như vũ bão của cả một dân tộc, ba lần quân Mông – Nguyên xâm lược là ba lần chúng phải rút chạy nhục nhã. Bước vào thế kỉ hai mươi, thế kỉ của những giông bão thời đại, đối mặt với sự xâm lược của hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới: thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, dân tộc ta vẫn phát huy tinh thần đoàn kết keo sơn. Bác Hồ đã kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” “bất kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ không phân biệt tôn giáo đẳng cấp” đều đứng lên chống giặc. Ngay cả khi miền Bắc đã được giải phóng, miền Bắc vẫn gồng mình chung tay sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Những phong trào lao động sản xuất nổi lên như sóng cồn: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Lao động giỏi”, “Cờ ba nhất”, “Ba sẵn sàng”… Và rồi, qua những năm trường kì kháng chiến gian khổ, cách mạng đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Từ Cách mạng tháng Tám đến chiến thắng của dân tộc là bản hùng ca ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí sắt đá và trí tuệ phi thường của con người Việt Nam bé nhỏ. Sau này Bác Hồ đã tổng kết: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước…”.

minhphuong
22 tháng 3 2022 lúc 17:11

Đoàn kết là truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam. Khi đề cập đến vấn đề này, ông cha ta có câu:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Tìm hiểu về câu tục ngữ này, chúng ta thấy được những nét nghĩa quen thuộc: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu nghĩa đen chỉ hiểu đơn giản rằng một cái cây thật nhỏ bé không thể làm nên cả rừng xanh, chỉ khi có thật nhiều cây mới làm nên một khu rừng rộng lớn. Thì nghĩa bóng lại ẩn chứa những lời khuyên đầy sâu sắc. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Như vậy, câu nói trên nhắc nhở con người về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân, ích kỉ.

Có lẽ không ai quên được cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hào hùng của dân tộc. Hàng nghìn con người Việt Nam đã ngã xuống vì cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Trong những năm tháng ấy, chỉ cần là người Việt Nam - không phân biệt vùng miền, tiếng nói khác nhau đều chung một lòng yêu nước giúp đỡ lẫn nhau chống lại kẻ thù. Biết bao câu chuyện cảm động về những người dân bảo nuôi giấu cán bộ cách mạng, những người lính nguyện chết bảo vệ nhân dân… Họ đã sống và chết với một tinh thần:

Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)

Nếu không có sự đoàn kết trên dưới một lòng ấy, có lẽ, dân tộc Việt Nam đã không được hưởng sự hòa bình, ấm êm trong hiện tại.

Ngày hôm nay, khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, con người Việt Nam cũng không quên đi truyền thống quý báu của dân tộc. Cùng nhau chung sức chung lòng đưa đất nước ngày một phát triển. Giúp đỡ nhau với tấm lòng tương thân tương ái…

Đối với một học sinh như chúng tôi, việc học và làm theo truyền thống đoàn kết cũng vô cùng quan trọng. Đoàn kết trong học tập, trong lao động sẽ giúp mỗi học sinh bỏ đi lối sống ích kỷ và biết chia sẻ giúp đỡ những người xung quanh hơn.

Quả thật, mỗi người chúng ta nên ý thức được vai trò to lớn của tinh thần đoàn kết. Hãy chung tay bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy trong tương lai cũng như mãi đến mai sau.


Các câu hỏi tương tự
Mai Chiến Mougain Chiến
Xem chi tiết
thiên bảo
Xem chi tiết
28-Bích Ngọc-lớp 7/10
Xem chi tiết
Tsubasa Ozora
Xem chi tiết
NguyễnLêAnhThư
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Trung Kien
Xem chi tiết
Love you
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết