Nguyên nhân trẻ bị còi xương
Còi xương được hiểu là bệnh lý gây ra do thiếu vitamin D3 và rối loạn chuyến hóa vitamin D3. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị còi xương nhưng chủ yếu là do thiếu vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi của cơ thể. Với trẻ sơ sinh, bệnh còi xương là do trong thời kỳ mang thai người mẹ thiếu hụt vitamin D, điều này gây mất cân bằng canxi ở thai nhi khiến trẻ bị còi xương ngay từ trong bào thai. Thiếu ánh nắng mặt trời, đây là nguyên nhân hay gặp do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc với ánh nắng, nhà chật trội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông mặc nhiều quần áo hoặc không được đưa ra ngoài trời tắm năng hay ở vùng cao có nhiều mây mù… khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng.
Chế độ ăn không hợp lý, nghèo canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác hoặc trẻ mắc một số bệnh đường tiêu hóa làm giảm hấp thu vitamin D3. Ngoài ra, trẻ không được bú mẹ thường xuyên, trẻ ăn bột quá sớm, ăn bột nhiều cũng gây ức chế hấp thụ canxi.
Biện pháp
Đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ để bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Cho trẻ tắm nắng buổi sáng để bổ sung vitamin D Bổ sung viên uống vitamin D hay dầu cá để phòng tránh bệnh còi xương ở trẻ Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và phụ nữ sau sinh hợp lý để trẻ sinh ra không bị còi xương Chăm sóc trẻ sơ sinh hợp lý để phòng bệnh còi xương