1. Mở bài
– Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.
2. Thân bài
a) Giải thích
– Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.
– Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.
b) Bàn luận
(1) Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay
– Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.
– Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ trong giao tiếp của giới trẻ biểu hiện dưới các dạng:
+ Lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài.
+ Những hiện tượng biến đổi ngôn ngữ Tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng “k”, chê người khác là “cùi bắp”, hoặc nhại âm, cắt âm…có biểu hiện lệch chuẩn.
+ Ngôn ngữ “Chat” có nhiều kiểu viết tối nghĩa, hoặc biến âm, hoặc biến nghĩa cẩu thả.
+ Hiện tượng nói tục chửi bậy đã trở nên phổ biến mở mọi lớp người, nhưng đặc biệt nghiêm trọng trong thế hệ trẻ.
(2) Hậu quả
– Trước hết, không thể phủ nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ nước ngoài cũng có tác dụng nhất định như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo… làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.
– Tuy nhiên, lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ khiến cho tiếng Việt có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ.
+ Làm cho ngôn ngữ dân tộc bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt, mất bản sắc văn hóa ngôn ngữ nước nhà.
+ Làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người.
(3) Nguyên nhân
– Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…).
– Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội, các thông tin quảng cáo và kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền hình:
+ Các phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội gây ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân.
+ Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước.
– Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát sử dụng từ ngữ thiếu chuẩn mực, chạy theo thời thượng.
(4) Giải pháp
– Về phía gia đình: Bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài; những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.
– Về phía nhà trường, xã hội:
+ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội; tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh… Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
+ Phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kĩ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.
– Mỗi HS tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.
c) Bài học nhận thức và hành động
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, cùng với sự phát triển của xã hội về mặt kinh tế công nghệ thì Tiếng Việt, với vai trò là đại diện cho tiếng nói của một dân tộc đang đứng trước nhiều thách thách thức của thời đại. Chưa bao giờ khẩu hiệu “ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” lại được giơ cao hơn lúc này. Chính là bởi vì thế hệ thanh thiếu niên thế kỷ 21 hay còn gọi là thế hệ @ đã và đang xây dựng cho mình một hệ thống ngôn ngữ mới mà ngôn ngữ này đã và đang làm ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến tiếng Việt truyền thống.
Có câu “ phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” điều này đã cho thấy tiếng việt của chúng ta rất phong phú và giàu đẹp. Tuy nhiên, nếu chỉ lướt qua các trang mạng xã hội của các bạn trẻ thì không quá khó để chúng ta bắt gặp một hệ thống ngôn ngữ tuổi @. Hàng loạt các từ như : Bít chít lìn (biết chết liền), wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk?…. đang được phổ biến tràn lan đủ để khiến các ông bố bà mẹ bước vào một ma trận ngôn ngữ.
Thậm trí hệ thống ngôn ngữ này đã phát triển nhanh đến mức các bạn còn sáng tạo ra bằng cách thêm vào trong câu nói vài chữ cái tiếng Ả Rập mà theo các bạn thì A = CL hay B = 3… hệ thống chữ này còn thách thức cả thế hệ 8x đời cuối và 9x đời đầu chứ đừng nói đến các thế hệ 7x hay 6x. Cùng với đó là hệ thống tiếng lóng, và những câu hay hay ngộ ngộ như “Sao phải thốn” “sao phải xoắn?” “tha thu” … Nghĩa thực sự của các câu nói này là gì thì không ai biết chỉ cần vui tai ngộ ngộ là được các bạn trẻ sử dụng và trở thành xu hướng.
Từ những điều trên có thể thấy việc sử dụng một ngôn ngữ khác trong giới trẻ hiện này không còn quá xa lạ mà trở thành một xu hướng của xã hội. Đặc biệt ở lứa tuổi ngồi trên ghế nhà trường các bạn lại càng thường xuyên sử dụng. Rất nhiều các bạn trẻ coi đây là “mốt” và đã sử dụng thường xuyên, bạn bè mình dùng ngôn ngữ đó mà mình không biết thì khác gì mình quê mùa lạc hậu. Vậy là từ giờ ra chơi, đi đường, đi học, nói chuyện trên mạng… hệ thống ngôn ngữ này được sử dụng một cách triệt để.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này những nguyên nhân đầu tiên phải kể đến chính là hệ thống ngôn ngữ internet, ngôn ngữ điện thoại di động, ngôn ngữ quảng cáo, ngôn ngữ chợ búa…Sự pha tạp của tất cả những điều này đã tác động đến suy nghĩ của giới trẻ và kích thích chúng tạo
nên một hệ thống ngôn ngữ mới. Ví dụ, như do thiết kế của bàn phím điện thoạt hay máy tính rất đặc thù nên các bạn trẻ thường có gắng tìm cách để làm sao nhắn tin nhanh nhất vì vậy thay vì viết từ quên, thì viết từ “wen” sẽ nhanh hơn nhiều và tiết kiệm được ký tự. Cùng với đó là các tác phẩm truyền hình, hay quảng cáo thường xuyên sử dụng hệ thống ngôn ngữ lóng để tăng sự thu hút điều này đặc biệt thu hút giới trẻ và chúng nhanh chóng trở thành phong trào cũng như xu hướng trong một thời gian dài.
Tuy nhiên việc viết và sử dụng tiếng lóng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ bị ảnh hưởng của tiếng lóng làm mất đi những giá trị đích thực và mất đi sự trong sáng. Sử dụng tiếng lóng quá nhiều hay từ ngữ không đúng với giá trị của nó còn khiến tính cách và đạo đức của giới trẻ thay đổi và ảnh hưởng xấu. Môi trường xã hội, sự giao tiếp giữa người với người sẽ bị pha tạp một thứ ngôn ngữ không hợp lệ.
Dù biết rằng ngôn ngữ là sự phản ánh đời sống qua từng thế hệ. Việc thêm các từ mới và kho tàng ngôn ngữ Việt là điều tốt và không thể tránh được theo thời gian. Tuy nhiên, trước thực trạng đó chúng ta cũng cần có các biện pháp để bảo tồn duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt.
Để làm được điều đó chúng ta cần uốn nắn giới trẻ trong cách sử dụng ngôn ngữ, để giúp các em hiểu rằng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là cực kỳ cần thiết. Chúng ta cũng không quá khắt khe với những cách nói dí dỏm hài hước mà hãy chấp nhận và sử những chỗ chưa được để thêm vào kho tàng ngôn ngữ. Sáng tạo là giúp cuộc sống của thú vị hơn là một tính cách đáng được khích lệ ở giới trẻ. Nhưng sáng tạo cái gì và sáng tỏa như thế nào để không làm mất đi nét đẹp của tiếng Việt mà ngày càng phát huy nó mới là điều đáng quý.
1. Mở bài
– Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.
2. Thân bài
a) Giải thích
– Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.
– Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.
b) Bàn luận
(1) Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay
– Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.
– Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ trong giao tiếp của giới trẻ biểu hiện dưới các dạng:
+ Lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài.
+ Những hiện tượng biến đổi ngôn ngữ Tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng “k”, chê người khác là “cùi bắp”, hoặc nhại âm, cắt âm…có biểu hiện lệch chuẩn.
+ Ngôn ngữ “Chat” có nhiều kiểu viết tối nghĩa, hoặc biến âm, hoặc biến nghĩa cẩu thả.
+ Hiện tượng nói tục chửi bậy đã trở nên phổ biến mở mọi lớp người, nhưng đặc biệt nghiêm trọng trong thế hệ trẻ.
(2) Hậu quả
– Trước hết, không thể phủ nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ nước ngoài cũng có tác dụng nhất định như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo… làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.
– Tuy nhiên, lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ khiến cho tiếng Việt có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ.
+ Làm cho ngôn ngữ dân tộc bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt, mất bản sắc văn hóa ngôn ngữ nước nhà.
+ Làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người.
(3) Nguyên nhân
– Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…).
– Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội, các thông tin quảng cáo và kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền hình:
+ Các phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội gây ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân.
+ Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước.
– Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát sử dụng từ ngữ thiếu chuẩn mực, chạy theo thời thượng.
(4) Giải pháp
– Về phía gia đình: Bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài; những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.
– Về phía nhà trường, xã hội:
+ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội; tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh… Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
+ Phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kĩ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.
– Mỗi HS tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.
c) Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân nước Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước, cũng là đối tượng nhạy cảm nhất với cái mới – càng cần tỉnh táo, bản lĩnh trước thời hội nhập, để góp phần giữ vững bản sắc ngôn ngữ dân tộc mình.
– Hành động:
+ Luôn ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp trong cuộc sống cũng như trong học tập.
+ Luôn cập nhật, tiếp thu có chọn lọc những giá trị mới của thời hiện đại; hòa nhập nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sáng của người học sinh.
3. Kết bài
Vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Là chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.