Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cô nàng bí ẩn

Hãy viết một bài văn nghị luận phát biểu ý kiến của anh (chị) về vấn đề sau: Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay

Đạt Trần
6 tháng 6 2018 lúc 21:29

1. Mở bài

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” . Đó là ca từ ngọt ngào trong bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát ấy nhắc nhở con người về tình yêu thương, sự quan tâm nhau chân thành, có như vậy cuộc sống này mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên trong cuộc sống này bên cạnh những tấm lòng nhân ái thì vẫn còn đó những con người sống ích kỉ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng, đặc biệt được thể hiện trong giới trẻ hiện nay.

2. Thân bài
a) Giải thích hiện tượng

Vô cảm là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại… Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay là biểu hiện tiêu cực trong đời sống của giới trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện tượng này thu hút mối quan tâm và gây ra nhiều bức xúc cho xã hội.

b) Bàn luận

(1) Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm:

Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình…

(2) Nguyên nhân

Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn Do phụ huynh nuông chiều con cái… Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp

(3) Hậu quả

Con người trở thành kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến người thân và những người xung quanh. Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời. Bị xã hội coi thường, bị mọi người xa lánh.

(4) Biện pháp

Thế hệ trẻ cần xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và mọi người xung quanh. Mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái. Hãy làm giàu tâm hồn bằng các tác phẩm văn chương nghệ thuật hoặc tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn… Chỉ cần có một tâm hồn cởi mở và một trái tim nhân hậu, biết thương người như thể thương thân là bạn sẽ chữa dứt được “bệnh vô cảm” đáng ghét và đáng phê phán ấy.

+ Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì chắc chắn mọi bi kịch của số phận sẽ lùi xa.

+ Câu chuyện Các Mác trong một lần trò chuyện cùng con gái: khi con gái hỏi Điều gì làm cho ba quan tâm nhất? Mác đã trả lời: Tất cả những gì liên quan đến con người đều không xa lạ đối với ba. Quả thật, phải có sự quan tâm sâu sắc và tình thương yêu nhân loại vô bờ bến thì Mác mới viết được những tác phẩm bất hủ để bênh vực giai cấp bị bóc lột trong xã hội tư bản đầy áp bức, bất công.

c) Bài học nhận thức và hành động

Nhận thức: sống trong đời sống cần có tình yêu thương, biết quan tâm chia sẻ với người thân, với cộng đồng; không nên sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ Bài học hành động:
+ Mỗi học sinh cần xác định đúng nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
+ Hãy ra sức chống bệnh vô cảm qua việc làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta để trái tim và cuộc sống này tràn ngập yêu thương

3. Kết bài
Tình thương là cái quí giá của con người, bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, đã làm nhạt đi sắc hồng của giọt máu trong trái tim. Là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo; hãy yêu thương, chia sẻ và gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người có ý nghĩa hơn.

Huong San
6 tháng 6 2018 lúc 15:52

1. Mở bài

– “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” . Đó là ca từ ngọt ngào trong bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát ấy nhắc nhở con người về tình yêu thương, sự quan tâm nhau chân thành, có như vậy cuộc sống này mới tốt đẹp hơn.

– Tuy nhiên trong cuộc sống này bên cạnh những tấm lòng nhân ái thì vẫn còn đó những con người sống ích kỉ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng, đặc biệt được thể hiện trong giới trẻ hiện nay.

2. Thân bài
a) Giải thích hiện tượng

Vô cảm là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại…

Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay là biểu hiện tiêu cực trong đời sống của giới trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện tượng này thu hút mối quan tâm và gây ra nhiều bức xúc cho xã hội.

b) Bàn luận

(1) Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm:

– Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình…

(2) Nguyên nhân

– Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn
– Do phụ huynh nuông chiều con cái…
– Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp

(3) Hậu quả
– Con người trở thành kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến người thân và những người xung quanh.

– Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời.

– Bị xã hội coi thường, bị mọi người xa lánh.

(4) Biện pháp

– Thế hệ trẻ cần xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và mọi người xung quanh.

– Mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái.

– Hãy làm giàu tâm hồn bằng các tác phẩm văn chương nghệ thuật hoặc tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn… Chỉ cần có một tâm hồn cởi mở và một trái tim nhân hậu, biết thương người như thể thương thân là bạn sẽ chữa dứt được “bệnh vô cảm” đáng ghét và đáng phê phán ấy.

+ Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì chắc chắn mọi bi kịch của số phận sẽ lùi xa.

+ Câu chuyện Các Mác trong một lần trò chuyện cùng con gái: khi con gái hỏi Điều gì làm cho ba quan tâm nhất? Mác đã trả lời: Tất cả những gì liên quan đến con người đều không xa lạ đối với ba. Quả thật, phải có sự quan tâm sâu sắc và tình thương yêu nhân loại vô bờ bến thì Mác mới viết được những tác phẩm bất hủ để bênh vực giai cấp bị bóc lột trong xã hội tư bản đầy áp bức, bất công.

c) Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức: sống trong đời sống cần có tình yêu thương, biết quan tâm chia sẻ với người thân, với cộng đồng; không nên sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ.

Hắc Hường
6 tháng 6 2018 lúc 15:57

1. Mở bài

– “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” . Đó là ca từ ngọt ngào trong bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát ấy nhắc nhở con người về tình yêu thương, sự quan tâm nhau chân thành, có như vậy cuộc sống này mới tốt đẹp hơn.

– Tuy nhiên trong cuộc sống này bên cạnh những tấm lòng nhân ái thì vẫn còn đó những con người sống ích kỉ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng, đặc biệt được thể hiện trong giới trẻ hiện nay.

2. Thân bài
a) Giải thích hiện tượng

Vô cảm là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại…

Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay là biểu hiện tiêu cực trong đời sống của giới trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện tượng này thu hút mối quan tâm và gây ra nhiều bức xúc cho xã hội.

b) Bàn luận

(1) Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm:

– Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình…

(2) Nguyên nhân

– Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn
– Do phụ huynh nuông chiều con cái…
– Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp

(3) Hậu quả
– Con người trở thành kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến người thân và những người xung quanh.

– Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời.

– Bị xã hội coi thường, bị mọi người xa lánh.

(4) Biện pháp

– Thế hệ trẻ cần xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và mọi người xung quanh.

– Mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái.

– Hãy làm giàu tâm hồn bằng các tác phẩm văn chương nghệ thuật hoặc tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn… Chỉ cần có một tâm hồn cởi mở và một trái tim nhân hậu, biết thương người như thể thương thân là bạn sẽ chữa dứt được “bệnh vô cảm” đáng ghét và đáng phê phán ấy.

+ Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì chắc chắn mọi bi kịch của số phận sẽ lùi xa.

+ Câu chuyện Các Mác trong một lần trò chuyện cùng con gái: khi con gái hỏi Điều gì làm cho ba quan tâm nhất? Mác đã trả lời: Tất cả những gì liên quan đến con người đều không xa lạ đối với ba. Quả thật, phải có sự quan tâm sâu sắc và tình thương yêu nhân loại vô bờ bến thì Mác mới viết được những tác phẩm bất hủ để bênh vực giai cấp bị bóc lột trong xã hội tư bản đầy áp bức, bất công.

c) Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức: sống trong đời sống cần có tình yêu thương, biết quan tâm chia sẻ với người thân, với cộng đồng; không nên sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ.

3. Kết bài

Cảm nghĩ bản thân

Kim Tuyến
6 tháng 6 2018 lúc 15:58

Khi xã hội đang ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, cuộc sống của chúng ta cũng bị lôi và vòng quay phát triển của xã hội. Con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi cuộc sống mưu sinh mà thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên. Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài da…có thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác. Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.

Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa. Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhât. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai. Hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, có người khốn khó, biết trách ai được. Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh,. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp một bà lão già mắt kèm nhem dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bồ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.

Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất. Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn. Vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình. Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.

Hachiko
6 tháng 6 2018 lúc 16:10

Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu hiện vơi đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với những tất bật và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan tâm đến nhau hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến “bệnh vô cảm” có cơ hội lan rộng?
Vô cảm là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học, nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Vậy “bệnh vô cảm” là gì? Vô là không, cảm là tình cảm, cảm xúc. Vô cảm là trạng thái con người không có tình cảm. Sống khép mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh. Trong nhịp sốhg hiện đại ngày nay, một sô' người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau, thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”.

Ngày nay, một số người chỉ biết sống và nghĩ cho riêng mình. Như khi thấy bao người hành khất bên đường, họ không giúp đỡ, thậm chí còn khinh miệt, dè bỉu chế nhạo trước nỗi bất hạnh của những mảnh đời đáng thương đó. Và cũng như bao tệ nạn, mọi việc xấu xa cướp giật giữa đời thường vẫn xảy ra hằng ngày đấy thôi, nhưng không ai dám can ngăn. Vì sao? Vì sao con người lại vô cảm như vậy? Phải chăng cũng vì họ sợ, sợ sẽ gặp rắc rối liên lụy, cho nên không dại gì lo nghĩ đến chuyện của người khác. Nhưng đc không là “chuyện của người khác”, đó chính là những vấn đề chung của xã hội. Sao con người lại có thể quay lưng lại với chính cộng đồng mình đang sống được kia chứ! Và không chỉ dừng lại ở một vài cá nhân, bộ phận nhà nước cũng có lối sống ích kỉ như vậy. Một vài cơ quan giàu sang luôn tìm cách bóc lột người dân, như về việc chiếm đất đai, tài sản... Rồi sau đó, hc ngoảnh mặt đi một cách lạnh lùng, bỏ lại sau lưng những mảnh đời khốn khổ khi cùng bao giọt nước mắt hờn trách cuộc đời không thể sẻ chia cùng ai. Đó không phải là biểu hiện của “bệnh vô cảm” hay sao!
Nếu cứ mãi tiếp tục như vậy, cuộc sống này sẽ mất hết tình thương, mất hết niềm cảm thông san sẻ, mất đi cả truyền thống đạo đức quý báu ngày xưa. Sẽ không còn là “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ nữa”, mà chỉ còn lại sự lạnh nhạt, sự thờ ơ vô cảm. “Tình thương là hạnh phúc của con người”, liệu cuộc sống này có còn ý nghĩa nữa hay không nếu con người cứ tự khép mình lại và chỉ biết sống cho bản thân? Liệu bạn có cảm thấy hạnh phúc nếu xung quanh mình chỉ toàn là giọt nước mắt cùng với nỗi bất hạnh của bao người? Thomas Merton đã từng nói: “Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác". Bạn giàu sang u? Bạn thành công ư? Nhưng khi đã trở nên vô cảm, bạn chỉ thấy mỗi bản thân mình mà thôi. Sự giàu sang, sự thành công như vậy có mang lại hạnh phúc cho bạn không khi bạn chỉ sống một mình, hay đúng hơn là bạn tự tách mình ra khỏi cộng đồng, sống không sẻ chia.

Sống đôi khi đơn giản là học cách yêu thương. Hãy thử một lần trải lòng mình ra dù chỉ là chút ít ỏi. Bởi vì, khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi một nửa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi. Hãy thử nghĩ xem, cụ già trên đường kia sẽ có thể qua đường nếu bạn chịu bỏ chút ít thời gian dừng xe lại và dắt cụ qua. Em bé sẽ không lạc giữa chợ nô'u bạn chịu bỏ chút ít thời gian đưa em về phường công an tìm mẹ... Mỗi ngày đến trường, bạn có thể dành dụm một chút ít tiền cho quỹ “Vì người nghèo". Nhiều, rất nhiều những việc bạn có thể làm nếu bạn chịu bỏ “chút ít”. Những đóng góp của bạn đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình thương, là sự quan tâm chia sẻ, là cả một tấm lòng. Hãy làm những gì có thể để giúp cho nỗi đau của bao người được vơi đi. Sự trao đi yêu thương đôi khi cũng là điều mang lại hạnh phúc. Phải nói rằng, xã hội càng văn minh, thì con người đối xử với nhau nhân ái hơn, văn minh hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại đâu đó lối sống thực dụng, ích kỉ đã làm tổn thương đến truyền thông “nhiễu điều phủ lấy giá gương” của dân tộc ta. Vì vậy, chúng ta không nên nói đời sống công nghiệp đã làm nảy sinh “bệnh vô cảm”, mà căn bệnh ấy xuất phát từ việc giáo dục con em và công dân chúng ta chưa thật nghiêm túc. Thật khó tìm nguyên nhân đầy đủ, nên xin trao câu hỏi này cho các nhà giáo dục và xã hội học, tâm lí học,.
Trong ca khúc “Mưa hồng”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”. Vâng, đừng sống quá vội vã! Đừng để dòng đời hối hả có thể cuốn bạn đi! Đừng quay lưng lại với tất cả! Đừng để dòng màu đỏ chảy trong con người bạn trở nên lạnh đen. Đừng để một khi nào đó dừng lại, bạn chợt nhận ra mình đã vô tình đánh mất quá nhiều thứ! Hãy nuôi dưỡng lòng nhân ái, tình thương của mình cùng mọi người đẩy lùi “căn bệnh vô cảm” kia. Và cũng bởi vì ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến nên hãy cho và nhận những gì bạn có trong ngày hôm nay.


Khang Trần
9 tháng 4 2024 lúc 20:48

1. Mở bài

– “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” . Đó là ca từ ngọt ngào trong bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát ấy nhắc nhở con người về tình yêu thương, sự quan tâm nhau chân thành, có như vậy cuộc sống này mới tốt đẹp hơn.

– Tuy nhiên trong cuộc sống này bên cạnh những tấm lòng nhân ái thì vẫn còn đó những con người sống ích kỉ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng, đặc biệt được thể hiện trong giới trẻ hiện nay.

2. Thân bài
a) Giải thích hiện tượng

– Vô cảm là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại…

– Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay là biểu hiện tiêu cực trong đời sống của giới trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện tượng này thu hút mối quan tâm và gây ra nhiều bức xúc cho xã hội.

b) Bàn luận

(1) Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm:

– Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình…

(2) Nguyên nhân

– Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn
– Do phụ huynh nuông chiều con cái…
– Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp

(3) Hậu quả
– Con người trở thành kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến người thân và những người xung quanh.

– Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời.

– Bị xã hội coi thường, bị mọi người xa lánh.

(4) Biện pháp

– Thế hệ trẻ cần xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và mọi người xung quanh.

– Mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái.

– Hãy làm giàu tâm hồn bằng các tác phẩm văn chương nghệ thuật hoặc tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn… Chỉ cần có một tâm hồn cởi mở và một trái tim nhân hậu, biết thương người như thể thương thân là bạn sẽ chữa dứt được “bệnh vô cảm” đáng ghét và đáng phê phán ấy.

+ Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì chắc chắn mọi bi kịch của số phận sẽ lùi xa.

+ Câu chuyện Các Mác trong một lần trò chuyện cùng con gái: khi con gái hỏi Điều gì làm cho ba quan tâm nhất? Mác đã trả lời: Tất cả những gì liên quan đến con người đều không xa lạ đối với ba. Quả thật, phải có sự quan tâm sâu sắc và tình thương yêu nhân loại vô bờ bến thì Mác mới viết được những tác phẩm bất hủ để bênh vực giai cấp bị bóc lột trong xã hội tư bản đầy áp bức, bất công.

c) Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức: sống trong đời sống cần có tình yêu thương, biết quan tâm chia sẻ với người thân, với cộng đồng; không nên sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ.

3. Kết bài

Cảm nghĩ bản thân


Các câu hỏi tương tự
Trần thị vân
Xem chi tiết
Nguyệt Trâm Anh
Xem chi tiết
Đinh Thảo Duyên
Xem chi tiết
Sakura Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Linh Phương
Xem chi tiết
Hạ Trần Lê Nhật
Xem chi tiết
Cô nàng bí ẩn
Xem chi tiết
Awayuki Himeno
Xem chi tiết