Hướng dẫn soạn bài Cây tre Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Trâm Anh

Nêu ý nghĩa của bài Cây tre Việt Nam

Nguyễn Thị Phương Hoa
17 tháng 3 2018 lúc 5:02

Ý nghĩa của cây tre Việt Nam

1. Ý nghĩa của cây tre trong đời sống Việt Nam

Cây tre có ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ khi khai hoang cho đến khi dựng nước và giữ nước. Gắn bó sâu sắc với cuộc sống và văn hóa của dân tộc như hình với bóng.

Bởi thế, cây tre trong đời sống Việt Nam chứa đựng rất nhiều tầng lớp ý nghĩa. Tuy nhiên, do khuôn khổ bài viết có giới hạn nên Nội thất Dương Gia Việt Nam chỉ xin được liệt kê một số ý nghĩa đặc trưng nhất.

Cụ thể:

Cây tre Việt Nam – Gắn liền với tinh thần yêu nước của dân tộc ta

Nói cây tre trúc gắn liền với tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam bởi vì, đây là loài cây thường được sử dụng làm vũ khí kháng quân thù trong các cuộc chiến tranh diệt giặc ngoại xâm. Điển hình như, chông tre, gậy tre, cung tên.

Mặt khác, những lũy cây tre xanh còn là “bức tường ngụy trang” giúp con dân Việt Nam tránh khỏi sự săn đuổi ráo riết của quân xâm lược. Đồng thời, cây tre còn được ví như “ngôi nhà” che nắng che mưa cho đồng bào ta trong những năm kháng chiến ác liệt.

Cây tre – Lương thực những ngày kháng chiến cho đến cuộc sống hiện đại

Ngoài thể hiện tinh thần yêu nước, cây tre còn trở thành thực phẩm quen thuộc trong các bữa cơm của gia đình người Việt từ trong chiến tranh bão táp cho đến cuộc sống hiện đại ngày nay.

Nếu như trong kháng chiến, những búp tre non dược xem như món “rau” quen thuộc chống đói và cải thiện thực đơn cho các chiến sĩ. Thì ngày nay, tre (còn gọi là măng) lại được chế biến thành đa dạng những món ăn ngon cho phù hợp hơn với khẩu vị ẩm thực của người Việt, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ý nghĩa của cây tre Việt Nam – Gắn liền với nền văn hóa lúa nước

Gắn liền với nền văn hóa lúa nước cũng là ý nghĩa cây tre Việt Nam trong đời sống của dân tộc ta.

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng thân cây tre tạo thành các vật dụng phục vụ cho công việc canh tác lúa nước, hoa màu. Điển hình như cán cuốc, cán xẻng bằng tre, gầu tát nước bằng tre, rổ giá tre.

Cho đến ngày này, những vật dụng trên vẫn còn hiện diện phổ biến tại các vùng nông thôn. Mặc dù không được sử dụng làm công cụ canh tác chính nữa, song chúng vẫn có giá trị và luôn găn liền với nền văn hóa lúa nước của dân tộc Việt Nam.

Cây tre Việt Nam – Được ứng dụng trong thiết kế nội thất

Tre cũng là một loại chất liệu quen thuộc luôn được lòng các Kiến trúc sư và được lựa chọn để áp dụng trong thiết kế nội thất cho nhiều loại hình công trình kiến trúc. Từ thiết kế nội thất gia đình cho đến thiết kế văn phòng, thiết kế khách sạn hoặc hiện diện tại các không gian phục vụ cho nhu cầu ăn uống vui chơi của người Việt.

Nếu như ngày xưa, ông cha ta sử dụng thân cây tre và lá của chúng để làm nhà. Thì ngày nay, loại chất liệu này được biến tấu tinh xảo hơn để phù hợp với nhịp sống của con người hiện đại.

Một số mẫu thiết kế nội thất làm bằng tre được ưa chuộng như rèm cửa bằng tre, bàn ghế tre, mâm tre, võng tre, đồ dùng trang trí bằng tre… Do có nguồn gốc gần gũi với tự nhiên, lại thể hiện được tinh thần của con dân Việt Nam nên ngày nay những món đồ bằng tre vẫn luôn được lòng nhiều người và được săn đón nhiệt tình.

Cây tre Việt Nam – Thể hiện cốt cách của con người Việt Nam

Không một loài cây nào thể hiện được sắc nét cốt cách của con người Việt Nam bằng cây tre. Vì thế chẳng có gì ngạc nhiên khi nhà thơ Nguyễn Duy đã dùng hình ảnh cây tre Việt Nam để khắc họa lại hình ảnh của người Việt thông qua tác phẩm “Tre Việt Nam”.

Đấy là sức sống mãnh liệt “Ở đâu tre cũng xanh tươi, cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”. Đấy là đức tình cần cù chịu khó “ Rễ siêng không ngại đất nghèo, tre bao nhiêu dễ bấy nhiều cần cù”.

Đồng thời, hình ảnh cây tre Việt Nam còn thể ý chí kiên cường “Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”; sự đoàn kết đùm bọc lẫn nhau “Bão bùng thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu tre gần nhau thêm, thương nhau tre không ở riêng, lũy thành từ đó mà nên hỡi người”.

Song song với đo, cây tre còn lột tả được tình yêu thương bất tận của người mẹ Việt Nam dành cho những đứa con của mình thông qua câu thơ “Lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo cộc tre nhường cho con”.

2. Ý nghĩa của cây tre trong phong thủy

Bên cạnh những ý nghĩa gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam, cây tre còn mang ý nghĩa trong phong thủy. Vì thế, một số người thường quen gọi loài cây này là cây tre phong thủy.

Thu tài hút lộc – Ý nghĩa đầu tiên của cây tre phong thủy

Cây tre trong phong thủy được xem là “vũ khí bí mật” để thu tài, hút lộc cho con người bởi vì thân cây tre bị rỗng bên trong. Chính điều này tạo điều kiện đễ giúp các nguồn năng lượng lưu thông dễ dàng. Hơn nữa, những đốt tre rỗng còn được ví như nơi cất dấu của cải tiềm tàng.

Xua đuổi tà khí cũng là ý nghĩa của cây tre trong phong thủy

Từ xa xưa, họ nhà tre đã được ông cha ta sử dụng để làm cây nêu đặt trước nhà trong ngày tết với mục đích xua đuổi quỷ thần. Đây được xem như một món bảo bối để bảo vệ an toàn cho các thành viên trong gia đình.

Dù chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh cho sự đúng đắn trên, song nó vẫn trở thành đức tin trong tiềm thức của người Việt Nam. Vì vậy, hiện nay cây tre luôn được xem là cây phong thủy đem lại may mắn và xua đuổi tà khí.

Thông thường, cây tre phong thủy sẽ được đặt ở hướng Đông và Đông Nam. Đặt cây tre ở hướng Đông sẽ đem lại may mắn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Đặt cây tre ở hướng Đông Nam, giúp chiêu mộ tiền tài.

Mong rằng, qua bài viết: “Ý nghĩa của cây tre trong đời sống văn hóa ở làng quê Việt Nam” mà Nội thất Dương Gia vừa trình bày sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn về một loài cây vốn vẫn được coi là biểu tượng đẹp trong văn hóa dân tộc. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên mua ngay một khóm cây tre phong thủy nhằm giúp cho không gian gia đình thêm ấm cúng, đủ đầy và may mắn, cho những mẫu thiết kế văn phòng thêm phần sáng tạo. Quan trọng hơn là chúng ta sẽ có dịp được cảm nhận lại cái hồn quê hương bình yên và dung dị giữa những xô bồ của cuộc sống chốn thị thành.

diiphuong
27 tháng 3 2019 lúc 22:00

Cây tre mang những phẩm chất đáng quý trọng của con người:

- Thanh cao, giản dị, đẹp đẽ, giàu sức sống

- Tre gắn bó đoàn kết, giúp đỡ người dân trong lao động, chiến đấu

- Tre giống con người: ngay thẳng, nhũn nhặn, thủy chung, can đảm

→ Tre là biểu tượng cao quý về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, đây là hình ảnh biêu trưng cao quý của dân tộc Việt.


Các câu hỏi tương tự
hương Quỳnh
Xem chi tiết
Miyaki Vũ
Xem chi tiết
°𝗝𝗲𝘆シ︎°
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hoàng Minh Hiếu
Xem chi tiết
oanh
Xem chi tiết
Hoa Hoang
Xem chi tiết
Lê Anh Toàn
Xem chi tiết
°𝗝𝗲𝘆シ︎°
Xem chi tiết
Hoa Hoang
Xem chi tiết