bạn tham khảo nhé:https://duongleteach.com/nghi-luan-hien-tuong-hoc-chay-hoc-vet-cua-hoc-sinh-hien-nay/
Mở bài:Không quá xa lạ khi nhắc đến hiện tượng học chay, học vẹt của học sinh ở các trường học hiện nay. Đó là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Mặc dù nhà trường và chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách, ra sức nỗ lực khắc phục nhưng vẫn chưa thể cải thiện được tình hình. Học sinh ở nước ta vẫn cứ học chay, học vẹt gây. Cách học ấy ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập và chất lượng đào tạo của nền giáo dục.
Thân bài: Học chay là gì?Học chay là cách học đơn lập, chỉ học lí thuyết suông mà không gắn với thực hành, thực tế để rèn luyện kĩ năng, kiện toàn và phát triển năng lực người học.
Học vẹt là gì?Học vẹt là một cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh như cách học của con vẹt. Học sinh chỉ bắt chước sao cho giống, lặp lại trôi chảy nhưng không hiểu gì. Học chay là cách học thụ động, tiêu cực. Người học chỉ nhớ được cái bóng của kiến thức chứ không lĩnh hộ được nội dung, ý nghĩa. Tuy ghi nhớ nhưng hoàn toàn không thấu hiểu tri thức. Từ đó không có kĩ năng và kinh nghiệm thực tiễn.
Học chay, học vẹt là cách học lệch lạc, sai lầm, phản khoa học.
* Hiện trạng học chay, học vẹt của học sinh hiện nay:Trong những năm gần đây, nền giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ và tích cực. Nội dung và phương pháp giảng dạy có nhiều thay dổi lớn. Thế nhưng, tình trạng họ chay, học vẹt của học sinh vẫn tồn tại. Thậm chí là phổ biến.
Tại các trường học, một hình thức dễ thấy nhất đó là dạy học tại lớp. Giáo viên độc giảng còn học sinh chăm chú ghi chép. Với khoảng 10 môn học bắt buộc phải có ghi chép. Tính trung bình mỗi học sinh, trong một năm học phải chép đến hơn 1000 trang vở. Ở một vài khối lớp có thể còn nhiều hơn nữa. Việc ghi chép nhiều cản trở nghiêm trọng đến khả năng lắng nghe, suy nghĩ và trình bày của học sinh.
Hầu hết các trường đều có phòng thực hành, phòng thí nghiệm nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chương trình các môn khoa học tự nhiên thiên về dạy lý thuyết. Bài học thiếu các bài thực hành sinh động. Học sinh học mà không được thực hành khắc sâu kiến thức. Học sinh vẫn học chay, học vẹt trên trang sách.
* Nguyên nhân khiến học sinh học chay, học vẹt:Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng học chay học vẹt của học sinh. Trước hết là do chương trình giáo dục thiếu tính khoa học. Giáo dục nước ta vẫn còn nặng về lý thuyết và xem trọng việc học thuộc lòng. Bài học kém sinh động, nhàm chán, ít liên hệ và vận dụng trực tiếp.
Dù chương trình giảng dạy đã lạc hậu, trì trệ, không còn phù hợp với thực tế nhưng việc cải tiến, thay đổi lại diễn ra chậm chạp và thiếu tính quyết liệt, đột phá. Tư duy của các nhà giáo dục chưa bắt kịp với thời đại. Sự cẩn trọng vô tình khiến chúng ta tiến chậm hơn thế giới đến mấy chục năm phát triển.
Cơ sở vật chất và lực lượng giáo dục dù đã có những bước tiến lớn nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Chính cơ sở vật chất yếu kém làm nảy sinh lối học chay, học vẹt.
Các quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của giáo viên và học sinh tuy tích cực, tiến bộ. Song chính nó lại gây trở ngại lớn đối với người dạy học trong công tác quản lí, giảng dạy và khuyến khích học sinh hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng.
Có thể so sánh vấn đề này với Hàn Quốc. Những năm 60 thế kỉ trước, Hàn Quốc là một quốc gia kém phát triển và nghèo đói. Để cải cách đất nước, tiến đến tự cường và thịnh vượng, họ đã mạnh dạn cải cách nền giáo dục. Họ đã sao chép nguyên si nền giáo dục Nhật bản và ra sức học tập trên nguyên tác tiếp nhận, vận dụng và phát triển. Kết quả, họ đã từng bước nâng cao nền tri thức, tiến đến sáng tạo và thành công, đưa Hàn Quốc thoát khỏi trì trệ trở thành cường quốc.
Cốt lõi của họ là vừa học tập vừa vận dụng vào thực hành. Lý thuyết và hành động phải song song. Họ không ngần ngại học cái hay, cái tốt của người khác. Điều quan trọng đối với họ đó là chương trình giáo dục có thực sự phục vụ sự tiến bộ của con người và đất nước hay không.
Một nguyên nhân khác xuất phát từ tâm lí xã hội. Nước ta vốn vừa thoát ra khỏi ý thức Nho học, nặng về giáo dục con người mang tính khuôn mẫu. Học sinh có tâm lí ỷ lại, dựa dẫm nên thường học qua loa, đối phó, không hứng thú đối tri thức khoa học và kĩ năng thực hành.
Phương pháp học tậpbảo thủ và sai lầm. Con người chạy theo môn học thời thượng để cầu danh, cầu lợi mà chú trọng đến thực hành. Bởi thế học sinh Việt Nam dù giỏi về lý thuyết nhưng lại kém sáng tạo và kĩ năng vận dụng vào công việc, không thể đáp ứng được nhu cầu đời sống.
Cơ chế thi cử khắt khe theo kiểu kiểm tra thuộc bài, Cạnh tranh việc làm khốc liệt khiến cho học sinh phải nỗ lực thi đậu để có trường học. Họ không còn thời gian và hứng thú đối với rèn luyện kĩ năng thực hành. Học chay, học vẹt là một xu thế tất yếu phải xảy ra.
Đội ngũ giảng dạy tuy đông đảo, liên tục được bồi dưỡng và nâng cao năng lực nhưng chậm biến đổi và thích ứng với phương thức giáo dục hiện đại. Nhiều thầy cô giáo vẫn kiên trì với hình thức giảng dạy truyền thống đã tồn tại trong mấy chục năm qua vốn đã rất lạc hậu và trì trệ gây ảnh hưởng sâu sắc đến cách học và phương thức tiếp cận, tiếp nhận tri thức của học sinh.
Học sinh ngày nay trở nên lười biếng và thụ động hơn các thế hệ trước. Họ ham chơi, ít học, xem thường việc thực hành và rèn luyện kĩ năng, sống buông thả, không biết lo xa.
* Hậu quả đáng lo ngại của hiện tượng học chay, học vẹt:Đầu tiên là học sinh học nhiều nhưng hiểu ít. rất nhiều học sinh thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng và năng lực làm việc thực tế. Họ không có năng lực sáng tạo và năng động trong công việc học tập và làm việc. Thực tế cho thấy, mỗi năm có hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường chật vật trong vấn đề tìm kiếm việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp hoặc làm việc việc trái ngành khá phổ biến trong xã hội.
Doanh nghiệp than không có người tài. Xã hội bức bối trong vấn đề thất nhiệp của sinh viên. Một lí do rất đơn giản là sinh viên có trình độ nhưng không có kĩ năng làm việc thực tế. Học chay, học vẹt, chạy đua thành tích, trọng bằng cấp thực sự gây tai hại cho nền giáo dục nước nhà.
Đất nước đang trên đà phát triển, cần có đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nhưng lực lượng lao động quá yếu kém. Đây là một vấn đề gây đâu đầu cho các nhà quản lí và tuyển dụng nhân lực trong suốt nhiều năm qua.
Học sinh học chay, học vẹt, học nhiều mà không hiểu làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, sai lầm, thiếu niềm tin vào cuộc sống. Từ đó mất định hướng, nảy sinh tâm lí bất mãn dễ dẫn đến tệ nạn xã hội và các hành vi phạm pháp.
Nền tảng tri thức thấp kém là nguyên nhân dẫn đến các hành vi hối lộ, tham nhũng trong xã hội. Hiện tượng mua việc, chạy việc bổ nhiệm bất hợp lí vốn là vấn đề được đề cập khá nhiều trên báo chí, gây nhức nhối trong xã hội.
Một khi hiện tượng này còn tiếp diễn sẽ tiếp tục gây tổn thất lớn lao cho học sinh, gia đình và đất nước.
* Giải pháp khắc phục hiện trang học chay, học vẹt:Để chấm dứt tình trang học chay, học vẹt của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước không còn cách nào khác là nhà nước và nhân dân phải vào cuộc, kiên quyết hành động cùng nhau tháo gỡ.
Trước hết là phải đầu tư cải cách toàn diện nền giáo dục. Thay đổi từ chương trình cho đến phương pháp giáo dục. Hướng đến giáo dục phát triển toàn diện năng lực người học. Gắn việc đào tạo với nhu cầu công việc trong thực tế. Cải cách phương thức kiểm tra, thi cử, tuyển dụng. Tạo điều kiện cho người học tiếp cận nền tri thức tiến bộ và dễ dàng tìm được việc làm trong đời sống.
Nâng cao tri thức nền tảng trong xã hội. Nhà trường kiên quyết thực hiện chống hiện trạng học chay, học vẹt, học đối phó, chạy theo thành tích.
Mỗi học sinh phải tự nỗ lực nâng cao nhận thức, ra sức học tập, rèn luyện tri thức toàn diện cho bản thân, hướng đến kiện toàn kĩ năng, sẵng sàng đáp ứng nhiệm vụ trong đời sống ở tương lai.
Tuyên truyền, khuyến khích học tập và làm việc tiến bộ trong đời sống. Phải tạo được môi trường toàn dân học tập, cùng hướng đến sự thịnh vượng chung của đất nước.
* Phê phán cách học chay, học vẹt:Học chay, học vẹt là cách học sai lầm. Nó hoàn toàn phản khoa học và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạc hậu và suy thoái tri thức, nhân cách con người. Những người lười biếng, ngại thay đổi, chọn lựa điều dễ, tránh việc khó, lựa chọn cách học đối phó, nguy hại. Những người như thế thật đáng chê trách.
* Bài học nhận thức:
Học chay học vẹt, học đối phó là cách học nguy hại, cần phải loại bỏ.
Học phải đi đôi với hành. Học không phải để cầu danh cầu lợi. Học để sống và làm việc thành công trong sống.
Kết bài:Là học sinh phải phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách nhân phẩm tốt đẹp. Xác định mục đích học tập đúng đắn để trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
1. Mở bài
Dùng danh ngôn hoặc câu hỏi gợi mở vào đề (nếu sử dụng cách mở bài gián tiếp). Nêu ý chính, điều cần phân tích từ việc học đối phó.2. Thân bài
a/ Giải thích học đối phó là gì?
Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích. Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình. Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.b/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:
Chép sách khi thầy cô giao bài tập Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao. Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác "siêng học". Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, ...c/ Tác hại của việc học đối phó:
Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán. Mất căn bản, nạn học sinh "nhảy lớp", học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, ... Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt. Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.---> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.
d/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?
Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức. Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập. Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học. Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình. Kêu gọi thiếu niên chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc mỗi con người.Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chuyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu vào những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.