Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngoc Nguyen Yen Ngoc

Nêu tên cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương

Nguyễn Quang Hải
18 tháng 4 2019 lúc 8:25
Trung ương

Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương bao gồm chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ.

Hiện nay Việt Nam có 18 Bộ:

Bộ Quốc phòng Bộ Công an Bộ Ngoại giao Bộ Xây dựng Bộ Tư pháp Bộ Tài chính Bộ Công Thương Bộ Giao thông Vận tải Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Y tế Bộ Nội vụ Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trường

Và 4 cơ quan ngang Bộ:

Ủy ban Dân tộc Thanh tra Chính phủ Ngân hàng Nhà nước Văn phòng Chính phủ

Ngoài ra, chính phủ còn có các cơ quan trực thuộc (không phải cơ quan hành chính) hiện tại bao gồm:

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Thông tấn xã Việt Nam Đài Tiếng nói Việt Nam Đài Truyền hình Việt Nam Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Địa phương

Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là các Ủy ban Nhân dân. Tương ứng với mỗi cấp địa phương có một cấp Ủy ban Nhân dân:

Ủy ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Ủy ban Nhân dân huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã. Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.

Các cơ quan hành chính theo ngành tại địa phương bao gồm các cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân và cơ quan đại diện của các bộ tại địa phương:

Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: các sở, ban, cục. Tại huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: các phòng, chi cục. Tại các xã, phường, thị trấn: các đội.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (cơ quan hành chính Nhà nước thẩm quyền chuyên môn) được tổ chức theo Nghị định 24/2014/NĐ-CP. Bao gồm:

Sở Nội vụ Sở Tư pháp Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Tài chính Sở Công thương Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Giao thông Vận tải (hay Sở Giao thông-Công chính ở các thành phố trực thuộc trung ương) Sở Xây dựng Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Thông tin và Truyền thông Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở Khoa học và Công nghệ Sở Giáo dục và Đào tạo Sở Y tế Thanh tra tỉnh Văn phòng Ủy ban Nhân dân Các cơ quan chuyên môn được tổ chức theo đặc thù riêng của từng tỉnh, chẳng hạn như Sở Ngoại vụ không phải tỉnh nào cũng có.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện (là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn) được tổ chức theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP. Bao gồm: Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Phòng Nội vụ Phòng Tư pháp Phòng Tài chính-Kế hoạch Phòng Tài nguyên và Môi trường Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Phòng Văn hoá và Thông tin Phòng Giáo dục và Đào tạo Phòng Y tế Thanh tra huyện Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân

Ngoài 10 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như trên, còn có một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện:

Phòng Quản lý Đô thị Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phòng Công Thương Tổ chức các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo (căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện đảo)

Các cơ quan đại diện của các Bộ tại địa phương bao gồm các cục và chi cục. Chẳng hạn như Tổng cục Thống kê có các đại diện tại các tỉnh là cục thống kê tỉnh, tại các huyện là chi cục thống kê.

Cấp xã, phường, thị trấn không có cơ quan chuyên môn, song có chức danh chuyên môn sau đây:

Trưởng Công an Chỉ huy trưởng Quân sự Văn phòng-Thống kê Địa chính-Xây dựng Tài chính-Kế toán Tư pháp-Hộ tịch Văn hóa-Xã hội
lê huân
19 tháng 4 2019 lúc 9:44

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ (XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN)

Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và UBNDxã (phường, thị trấn):

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã(phường, thị trấn)

2. HĐND xã(p.tt) do nhân dân bầu ra

3. * Nhiệm vụ và quyền hạn:

QĐ những chủ trương và biện pháp quan trọng ở địa phương như:

+ Xây dựng kinh tế xã hội'ư

+ Cũng cố an ninh, quốc phòng

+ Cải thiện đời sống vật chất và tin thần của nhân dân ,làm tròn nhiệm vụ của địa phương 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã (p,tt):

- UBND do HĐND bầMUBND ra

* Nhiệm vụ và quyền hạn:

Quản lí nhà nước ở địa phương các lĩnh vực

Tuyên truyền và giáo dục

Đảm bảo an ninh trật tự ATXH

Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản

chống tham nhũng và tệ nạn xh

UBND và HĐND xã (P.TT) là cơ quan chính quyền cấp cơ sở

NỘI DUNG BÀI HỌC

* HĐND xã(P,TT) do nhân dân bầu ra chịu trách nhiệm trước dân về:

Ổn định kinh tế, nâng cao đời sống,củng cố quốc phòng, an ninh.

* UBND xã (p,tt) do HĐND bầu ra có nhiệm vụ: Chấp hành nghị quyết của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

* HĐND và UBND là cơ quan nhà nước của dân, do dân, vì dân

* Trách nhiệm của công dân:

- Tôn trọng và bảo vệ, làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh qui định của pháp luật, của chính quyền địa phương.

lê huân
19 tháng 4 2019 lúc 9:47

b. Phân cấp bộ máy nhà nước(4 cấp)

Trung ương Tỉnh (TP trực thuộc TW) Huyện

(Quận,TX,TP thuộc tỉnh)

Xã (phường, TT)

* Bộ máy nhà nước cấp TW gồm có:

Quốc hội, chính phủ,

TAND tối cao,

VKSND tối cao

* Cấp tỉnh gồm: -

HĐND Tỉnh (TP) -

UBND Tỉnh (TP)

TAND Tỉnh (TP)

VKSND Tỉnh (TP)

* Cấp huyện gồm;

- HĐND Huyện (Quận, TX)

- UBND Huyện (Quận, TX)

- TAND Huyện(Quận. TX) - VKSND Tỉnh (Quận. TX)

* Cấp xã Phường, thị trấn gồm:

- HĐND xã

- UBND xã

3. Phân công bộ máy nhà nước:

a. Phân công các cơ quan của bộ máy nhà nước.

+ Các cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân, do nhà nước bầu ra, bao gồm: Quốc hội, HĐND các cấp( cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã)

- Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm : Chính phủ và UBND các cấp - Cơ quan xét xử bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh(TP trực thuộc TW) và các TAND huyện(quận. Txã,TP thuộc tỉnh), Các TA quân sự

- Cơ quan kiểm sát bao gồm VKSND tối cao,VKSND tỉnh( TP trực thuộc TW), VKSND( huyện, quận, txã, TP thuộc tỉnh),các VKS quân sự

b. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước:

- Quốc hội

- Chính phủ

- HĐND

- UBND

1. Nhà nước VN là nhà nước của dân, do dân, vì dân

2. Nhà nước ta do ĐCS lãnh đạo

3. Bộ máy nhà nước có 4 cơ quan:

- Cơ quan quyền lực do nd bầu ra

- Cơ quan xét xử

- Cơ quan kiểm sát-

4. Quyền và nghĩa vụ công dân

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện các chính sách pháp luật tốt của nhà nước, bải vệ các cơ quan nhà nước giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.


Các câu hỏi tương tự
Ngoc Nguyen Yen Ngoc
Xem chi tiết
Lan Bùi Thị
Xem chi tiết
Thach Kiều
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhu Phan
Xem chi tiết
Thủy Phạm
Xem chi tiết
Dương Thị Song Thư
Xem chi tiết
Oanh Nguyễn thị kim
Xem chi tiết