Nội dung lý thuyết
- Nhà nước ra đời 2.9.1945 do Bác Hồ làm chủ tịch nước, tên gọi là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Là thành quả của cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- 1975 giải phóng thống nhất đất nước cả nước quá độ đi lên Chủ nghĩa Xã hội.
- Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn, bầu ra, tham gia làm những việc quan trọng nhất của nhà nước:
+ Làm Hiến pháp, luật để quản lý xã hội.
+ Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại.
+ Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của nhà nước về nghệ thuật và hoạt động của công dân.
- Hội đồng nhân dân là cơ quan bao gồm những người có tài, đức do nhân dân địa phương lựa chọn bầu ra, tham gia công việc nhà nước ở địa phương:
+ Ra nghị quyết về các biện pháp thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
+ Ra nghị quyết về kế hoạch phát triển KT - XH, ngân sách, giáo dục, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Vì chính phủ do quốc hội bầu ra. Nhiệm vụ:
+ Tổ chức thi hành hiến pháp, các luật và nghị quyết quốc hội; báo cáo công tác trước quốc hội.
+ Tổ chức điều hành thống nhất trong toàn quốc việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, VH-XH,...
- Ủy ban nhân dân do HĐND cùng cấp bầu ra. Nhiệm vụ: Quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương, các VB nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND.
- Toà án nhân dân là Cơ quan xét xử có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp và xét xử các vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp.
Trong quá trình học tập , nếu có bất kỳ thắc mắc nào , các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!