Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đồng Tháp , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 41
Điểm GP 3
Điểm SP 68

Người theo dõi (5)

Đang theo dõi (3)

thi hoa hong Huynh
Cherry

Câu trả lời:

Khu vực Tây và Trung Âu trải dài từ quần đảo Anh - Ai-len qua lãnh thổ các nước Pháp, Đức, Ba Lan, Xlô-va-ki-a, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Áo, Thuỵ Sĩ ... Địa hình gồm ba miền : miền đồng bằng phía bắc, miền núi già ờ giữa và miền núi trẻ ở phía nam.

Ảnh hưởng của biển đối với khí hậu rất rõ rệt.
Càng đi về phía đông ảnh hưởng của biển càng giảm dần. Ven biển phía tây có khí hậu ôn đới hải dương, sông ngòi nhiều nước quanh năm. Vào sâu trong đất liền có khí hậu ôn đới lục địa, sông ngòi đóng băng về mùa đông.
Miền đồng bằng Tây và Trung Âu nằm giáp Biển Bắc và biển Ban-tích, trải dài từ Bắc Pháp qua lãnh thổ Ba Lan. Phía bắc có nhiều đầm lầy và hồ, đất xấu. Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ. Vùng đất thấp ven Biển BÁc hiện nay đang tiếp tục lún xuống mỗi năm vài xăngtimét.
Miền núi già Tây và Trung Âu nằm ở phía nam miền đồng bằng là miền núi uốn nếp - đoạn tầng. Địa hình nổi bật là các khối núi ngăn cách với nhau bởi những đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa.
Miền núi trẻ Tây và Trung Âu gồm các dãy An-pơ và Cac-pat.
Dãy An-pơ đồ sộ, uốn thành một vòng cung dài trên 1200 km, gồm nhiều dải núi chạy song song, với các đỉnh cao trên 3000 m. có tuyết và băng hà bao phủ. Dãy Cac-pat là một vòng cung núi dài gần 1500 km. thấp hơn dãy An-pơ, trên các sườn núi còn nhiều rừng cây, khoáng sản có sắt và kim loại màu, đặc biệt vùng chân núi phía đông có nhiều mỏ muối kali, khí thiên nhiên và dầu mỏ.
Tiếp giáp với dãy Cac-pat là bình nguyên trung lưu và bình nguyên hạ lưu sông Đa-nuýp.



Câu trả lời:

Đó là vì máu người và động vật bậc cao đều có hồng cầu, chứa huyết sắc tố, còn động vật bậc thấp thì không.Nếu đưa máu người và động vật bậc cao vào máy ly tâm rồi cho quay thật nhanh, nó sẽ tách thành 3 phần rõ rệt. Tầng trên cùng có màu vàng, khá trong, được gọi là huyết tương (chiếm khoảng 55% thể tích chung của máu). Tầng giữa là một lớp mỏng, màu trắng, gồm các tế bào bạch cầu và một số thành phần khác của máu. Dưới cùng là các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi (chiếm khoảng 40-50%). Hồng cầu sở dĩ có màu đỏ là vì trong thành phần của nó có chứa sắt, được gọi là huyết sắc tố.Đối với động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện… thì khác. Máu của chúng chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao, chứ không chứa các tế bào hồng cầu. Vì thế, máu không có màu đỏ. Một số loài động vật bậc thấp khác (như giun đất, tằm cát…) cũng có máu đỏ, nhưng là do trong huyết tương của chúng có chứa huyết sắc tố (chứ không phải do có hồng cầu).Một số loài côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục. Đó là bởi trong huyết tương của chúng có chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng. Đa số các loài động vật bậc thấp có máu không màu và trong suốt. Các nhà khoa học không gọi đó là máu, mà chỉ coi là một dịch thể.