Các biện pháp tu từ: So sánh (so sánh ngang bằng: "Như"; so sánh không ngang bằng: "hơn"). Sử dụng từ láy "lồng lộng".
- Hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ:
+ Trong khổ thơ trên sử dụng biện pháp so sánh( như; hơn), từ láy (lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên (như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh "Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng".
+ Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại( cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.
+Qua đó cho thấy tình cảm, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác.
- So sánh ngang bằng: Như nằm trong giấc mộng :
+ Tác dụng: Góp phần diễn tả trạng thái của anh đội viên trong đêm. Đó là trạng thái nửa tỉnh nửa mơ, chập chờn. Nhờ phép so sánh đó hình ảnh Bác trong tâm trạng mơ màng của anh đội viên giống như hình ảnh thiêng liêng, thần tiên.
- So sánh không ngang bằng : Ấm hơn ngọn lửa hồng
Hình ảnh ngọn lửa mang hai ý nghĩa : nói về ngọn lửa thực và nói đến trái tim yêu thương của Bác.
+ Tác dụng : Gợi lên hình ảnh Bác lớn lao và vĩ đại . Người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho người chiến sĩ, những người công dân thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày kháng chiến vất vả.
sánh ko ngang bằng từ bác hơn cả ngọn lửa hồng