Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình

Huynh Thi Ai Ly

nêu sự phân bố,đặc điểm hình dạng của địa hình bờ biển của việt nam

Đạt Trần
30 tháng 7 2017 lúc 7:36

– Bờ biển nước ta dài 3260km
– Có 2 dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
30 tháng 7 2017 lúc 8:12
Địa hình bờ biển của nước ta
Đặc điểm

- Đường bờ biển dài 3260km (không kể các đảo) từ Móng Cái đến Hà Tiên.

- Có 2 dạng chính: Bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.

Phân bố

- Bờ biển bồi tụ tại các đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển...

- Bờ biển mài mòn tại các chân núi, hải đảo có nhiều vũng, vịnh và nhiều bãi cát sạch...

Bình luận (0)
Phạm Thị Thạch Thảo
30 tháng 7 2017 lúc 8:42

Trả lời:

Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a) Diện tích, giới hạn
Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. 
Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3 447 000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.


b) Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển
Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.
- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33%.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Thu Hiền
Xem chi tiết
Linh cute
Xem chi tiết
halinhvy
Xem chi tiết
7C 21 Thùy Linh
Xem chi tiết
Linh pea
Xem chi tiết
Park Chae Young
Xem chi tiết
Nguyễn Phương
Xem chi tiết
Như
Xem chi tiết