Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lương Tấn Diễn

Nêu sự chuẩn bị của nhà Trần trước cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân xâm lược Nguyên?

Hải Đăng
29 tháng 11 2018 lúc 19:56

Nhà Trân chuẩn bị kháng chiến:

- Năm 1282, vua Trần mở hội nghị Bình Than bàn kế đánh giặc.

- Cử Trần Quốc Tuấn chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Năm 1285, vua Trần mời các bị bô lão họp ở điện Diên Hồng để bàn kế đánh giặc.

- Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng, quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.

Son Hak
29 tháng 11 2018 lúc 20:01

Sự chuẩn bị của nhà Trần trước cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân Mông Nguyên:

- Tổ chức hội nghị Bình Than để bàn kế sách đánh giặc, cử Trần Hưng Đạo chỉ huy cuộc kháng chiến, duyệt binh, cho quân đóng ở những nơi hiểm yếu

- Triệu tập hội nghị Diên Hồng để thống nhất kế hoạch đánh giặc và quyết tâm kháng chiến của toàn dân tộc

- Cả nước đc lệnh sẵn sàng đánh giặc, quân sĩ thích vào tay hai chữ ''Sát Thát''

lương thanh tâm
29 tháng 11 2018 lúc 20:03

Sau khi biết tin quân Nguyên mượn đường đánh Cham-pa nhưng chỉ là tìm cớ xâm lược Đại Việt, vua Trần triệu tập hội nghị các vương hầu, quan lại ở Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.
Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) được vua Trần giao trọng trách Quốc công tiết chế - chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long họp để bàn cách đánh giặc.
Nhà Trần tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.
cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc. Quân sĩ đều thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát" (giết giặc Mông cổ).

Ann Đinh
29 tháng 11 2018 lúc 21:05

* Sự chuẩn bị của nhà Trần trước cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên :

Về phía Đại Việt, các vương tôn nhà Trần được lệnh tuyển thêm quân vào các lực lượng riêng của mình. Quân đội liên tục được tập trận. Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1282, ngay sau khi nhận được tin tình báo về ý đồ của nhà Nguyên, vua Trần đã triệu tập một hội nghị quân sự tại Bình Than để "bàn kế đánh phòng" và "chia quân giữ nơi hiểm yếu"[16]. Tất cả các tướng lĩnh phạm tội, như Trần Khánh Dư, đều được tha tội để đến hội nghị bàn việc. Đại Việt sử ký toàn thư chép việcTrần Quốc Toản vì nhỏ tuổi không được dự Hội nghị Bình Than đã tức giận bóp nát quả cam.

Trần Quốc Tuấn đã viết Hịch tướng sĩ để nâng cao tinh thần của quân sĩ. Nhiều chiến sĩ Đại Việt đã xăm hai chữ Sát Thát(Sát nghĩa là "giết", còn Thát chỉ người Mông Cổ) vào tay để thể hiện quyết tâm chiến đấu của mình.[17]

Đến tháng 12 năm Giáp Thân (tháng 1 đầu tháng 2 năm 1285), Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông đã mời những bậc tuổi cao có uy tín trong cả nước về điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long để trình bày chủ trương của triều đình. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, trong Hội nghị Diên Hồng, khi được vua hỏi có nên đánh lại quân Nguyên hay không, thì các phụ lão đã "vạn người cùng nói như từ một miệng": "Đánh!"[18].

Còn Nguyên sử đã chép lại việc quân Nguyên sau này khi vào Đại Việt đi qua các địa phương đã thấy các thông báo của triều đình Đại Việt cho dân chúng rằng "Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng."[19]

Trần Quốc Tuấn được phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh tất cả các lực lượng vũ trang của Đại Việt. Trần Quang Khải được phong chức Thượng tướng thái sư. Quân đội Đại Việt được điều động rất đông lên phòng ngự ở biên giới, nhất là ở khu vực Lạng Sơn ngày nay. Bản doanh của Trần Quốc Tuấn đóng ở ải Nội Bàng (khoảng thị trấn Chũ và xã Bình Nội của Bắc Giang ngày nay).

Trong Binh thư yếu lược, Trần Quốc Tuấn viết: "Người giỏi thắng không cần thắng nhiều lần, mà cần toàn thắng, đảm bảo thắng". Điều đó đồng nghĩa với việc làm cách nào để có được chiến thắng cuối cùng mới là điều quan trọng nhất, còn thắng bại trong các trận đánh chỉ là phụ. Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông dưới sự chỉ đạo của ông cũng tiến hành theo nguyên tắc trên. Với sức mạnh áp đảo, quân Nguyên muốn đánh nhanh, thắng nhanh. Trần Quốc Tuấn hiểu rằng, đối đầu trực diện là trúng với ý đồ của đối phương, trong khi những đội quân muốn đánh nhanh thắng nhanh thường có một nhược điểm chí tử: đó là công tác hậu cần không thể đảm bảo lâu dài.

Do vậy Trần Quốc Tuấn đã chọn chiến lược: chuyển từ trực tiếp đối đầu với quân Nguyên sang lui binh, thực hiện vườn không nhà trống để triệt nguồn cung ứng lương thảo của quân Nguyên. Cứ thế, quân Trần tránh đụng độ với địch trong nhiều tháng, chờ địch suy yếu do thiếu lương và suy sụp ý chí, lúc đó ông mới tập trung quân phản công để giành thắng lợi quyết định.


Các câu hỏi tương tự
Vinh Phan
Xem chi tiết
Trần Ngọc
Xem chi tiết
Huỳnh Nhật Ánh
Xem chi tiết
Phạm Yến Vy
Xem chi tiết
k toan
Xem chi tiết
Hiền Trâm
Xem chi tiết
I
Xem chi tiết
Trangg
Xem chi tiết
Hihihi
Xem chi tiết
Tam Tuế
Xem chi tiết