Thủ tướng Nhật và Tổng thống Mỹ trong cuộc gặp mặt gần đây bên lề cuộc họp thường niên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Dường như chính sách đối ngoại của Nhật Bản đang ở thời điểm bước ngoặt khi ông Yukio Hatoyama thuộc Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) lên cầm quyền sau khi giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi cuối tháng 8. Theo cương lĩnh của đảng DPJ được thể hiện rõ trong chiến dịch tranh cử, đảng cầm quyền mới có thể sẽ ít coi trọng quan hệ liên minh Mỹ-Nhật hơn và tìm kiếm một vai trò độc lập hơn cho Nhật Bản trên trường quốc tế. Nói cách khác, DPJ muốn giảm sự thống trị của Mỹ trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Tân Thủ tướng Hatoyama tuần này đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại New York, Mỹ, bên lề cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhằm tìm cách cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. Ông Hatoyama cũng sẽ có chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đến Trung Quốc ngay sau cuộc họp ở Liên Hợp Quốc. Ông này được cho là rất háo hức thảo luận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về việc thành lập cái gọi là cộng đồng Đông Á - một ý tưởng được nêu bật trong cương lĩnh tranh cử của DPJ như là một điểm chính trong chính sách đối ngoại mới của Nhật Bản. Việc tân Thủ tướng Nhật Bản chọn Trung Quốc trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị mới khác hẳn với truyền thống ngoại giao lâu đời của đất nước mặt trời mọc. Trước đây, các Thủ tướng của Nhật Bản khi mới lên cầm quyền đều luôn chọn Mỹ là điểm đến đầu tiên trước khi đến thăm các nước khác như Trung Quốc. Sự thay đổi này chứng tỏ chính phủ của ông Hatoyama đã sẵn sàng điều chỉnh chính sách đối ngoại được áp dụng trong suốt nhiều thập kỷ qua kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Sau một thế kỷ rưỡi Nhật Bản bỏ lờ đi bản sắc Châu Á của mình để “gia nhập” vào Châu Âu hay phương Tây thì giờ đây nước này dường như lại muốn quay trở lại Châu Á. Bản thân tân Thủ tướng Nhật Bản đã nói: ”Chúng tôi phải không được quên bản sắc là một quốc gia ở Châu Á.” Quá trình Nhật trở thành đồng minh thân thiết của Mỹ Trong những năm 1850, khi Nhật Bản vẫn là một nước chư hầu của triều đại Đại Thanh ở Trung Quốc, Nhật Bản thường xuyên bị đe dọa và thậm chí bị xâm lược bởi các đế quốc và thực dân phương Tây. Những nước này đã áp đặt các hiệp ước bất bình đẳng lên Nhật Bản. Ví dụ như năm 1853, một hạm đội Mỹ đã xâm lược Nhật Bản và biến nước này thành một tỉnh bán thuộc địa của Mỹ sau khi hai bên ký một hiệp định thương mại tư do bất bình đẳng. Trong suốt thời kỳ đó, chính quyền Đại Thanh không thể làm gì để ngăn chặn tình trạng nước chư hầu Nhật Bản của họ bị bóc lột và áp bức bởi đế quốc và thực dân phương Tây bởi vì chính bản thân Trung Quốc cũng không thể tự bảo vệ bản thân trước những cuộc tấn công tương tự từ phương Tây. Để thoát khỏi ách áp bức của đế quốc nước ngoài và để trở nên hùng mạnh hơn, Nhật Bản đã thực hiện một cuộc cải cách chính trị và xã hội sâu rộng, từ trên xuống dưới. Đây chính là thời Thời kỳ Meiji, hay còn gọi là Thời đại Minh Trị, dưới triều Nhật hoàng Meiji kéo dài từ năm 1868-1912. Có thể nói, Thời đại Minh Trị không chỉ củng cố quyền lực của Nhật hoàng và một số gia đình quyền quý mà còn mở đường cho Nhật Bản tiến tới thời kỳ hiện đại hóa kể cả về mặt kinh tế, quân sự và xã hội. Tiếc rằng quá trình hiện đại hóa của Nhật Bản đi kèm với sự bành trướng và xâm lược của quân phiệt Nhật đối với Triều Tiên và Trung Quốc. Trong những năm 1890, Nhật Bản đã biến Triều Tiên thành thuộc địa của mình và giành quyền kiểm soát hòn đảo Đài Loan của Trung Quốc sau khi đánh bại nước này năm 1895. Sự bành trướng của đế quốc Nhật vào Châu Á không dừng lại cho đến khi kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II năm 1945, khi quân Mỹ đổ bộ xuống đất nước mặt trời mọc và chiếm đóng hầu như toàn bộ nơi này. Sau đó, Nhật Bản tiếp tục cải cách trên cơ sở hoàn toàn theo nguyện vọng của Chú Sam. Cụ thể là hệ thống kinh tế và chính trị của Nhật Bản nhanh chóng chuyển thành một phần của thế giới chủ nghĩa tư bản do Mỹ cầm đầu. Ngay sau khi Chiến tranh Lạnh nổ ra, và sau đó là Chiến tranh Triều Tiên đầu những năm 1950, Nhật Bản đã kết thân với Mỹ và phe phương Tây. Và mối quan hệ thân thiết với phương Tây, đặc biệt là Mỹ đã đem lại cho Nhật Bản nhiều lợi ích, biến nước này trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ II thế giới. Vào cuối Chiến tranh Lạnh, với tư cách là thành viên của Nhóm G8, Nhật Bản được nước ngoài xem là một quốc gia phương Tây. Chính cuộc cải cách căn bản nửa cuối thế kỷ 19 đã biến Nhật Bản trở thành “một học sinh xuất sắc” trong việc học hỏi công hệ và ý tưởng của phương Tây, đánh bại tất cả các nước Châu Á khác trong cuộc cạnh tranh này. Điều đó đã làm tăng mong muốn và củng số sự tự tin của Nhật Bản để nước này rời xa Châu Á và gia nhập vào câu lạc bộ của phương Tây. Và Nhật Bản rõ ràng đã thành công. Hiện tại, với tư cách là một nước thành viên của G8, Nhật Bản là một phần của phương Tây hơn là của Châu Á về cả mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế và tâm lý bất chấp vị trí địa lý nằm ở khu vực Châu Á của nước này. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cách đây 20 năm, một vài thành phần ưu tú trong nền chính trị Nhật Bản đã bắt đầu cổ xúy cho một sự trở về Châu Á của Nhật Bản trong khi vẫn duy trì bản sắc phương Tây. Lý do gì đã khiến những chính khách đó nghĩ theo hướng này?