Bài 44 : Thực hành tìm hiểu địa lí địa phương

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ta kim linh dan

neu lich su phat trien cua Ha Noi

xampac
8 tháng 5 2018 lúc 21:09

Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Nguyên là từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Ðại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Ðống Ða, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Ðức.

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)

năm 1831, có một cuộc cải cách hành chính lớn: xoá bỏ các trấn, thành lập các tỉnh. Từ đó ra đời tỉnh Hà Nội. Sở dĩ có tên gọi này vì tỉnh mới nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sông Ðáy, gồm có 4 phủ, 15 huyện. Tỉnh lỵ đặt tại thành Thăng Long cũ, do vậy Thăng Long được gọi là tỉnh thành Hà Nội rồi nói gọn lại là Hà Nội.

Năm 1883, Pháp chiếm đóng Hà Nội. Năm 1886 họ thành lập "thành phố Hà Nội", ban đầu chỉ có 3 km2, đến năm 1939 là 12 km2 với số dân là 30 vạn.

Trở lại cái ngày Lý Thái Tổ định đô mới, truyền thuyết có kể rằng khi vua Lý tới bến sông Cái (một tên gọi khác của sônh Hồng), thì có con rồng vàng hiện trên sông rồi bay lên cao. Vua cho là điềm lành, đặt tên kinh đô mới là Thăng Long (Rồng lên). Câu chuyện "Rồng lên" đó nói lên khí thế vươn mình của thủ đô mới đang bước lên vũ đài lịch sử, gánh vác sứ mệnh làm trái tim của một quốc gia đã có mấy nghìn năm dựng nước.

Cũng từ đây Thăng Long ghi nhiều chiến công hiển hách!

Thế kỷ 13, Thăng Long ba lần "thành không nhà trống" dồn quân xâm lược nhà Nguyên vào thế bị đói, bị động, để rồi bị quét sạch ra khỏi bờ cõi.

Tới đầu thế kỷ 15, đất nước lại một phen chao đảo. Thăng Long lại trở thành điểm quyết chiến tối hậu chống quân xâm lược. Sau mười năm khởi nghĩa, năm 1427 Lê Lợi đưa đại quân về Thăng Long vây chặt quân Minh xâm lược. Bị áp đảo trước khí thế và sức mạnh của nghĩa quân, binh tướng nhà Minh phải thề ở cổng thành phía Nam, xin đầu hàng và được phép rút toàn bộ quân sĩ về nước.

Tới cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lại chính Thăng Long là nơi người anh hùng "áo vải cờ đào" Nguyễn Huệ ghi nhiều chiến công, mà hiển hách nhất là chiến thắng Ðống Ða năm 1789. Với cuộc hành quân thần tốc, mùng 5 Tết năm ấy, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan 30 vạn quân lính Mãn Thanh xâm lược. Và trong chiến thắng đó có phần đóng góp của người dân Thăng Long.

Sang đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn (từ năm 1802-1945) đóng đô ở Huế. Thăng Long trở thành lỵ sở của tỉnh Hà Nội. Nhưng Hà Nội vẫn là nơi văn vật nhất nước, là thành phố đứng đầu cả nước về sự nghệ thuật, về công nghiệp, về thương nghiệp, về sự phong phú, về dân số, về lịch thiệp và về văn hóa. . . Tóm lại, đây chính là trái tim của cả dân tộc.

Khi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, chính ở Thành Hà Nội, giặc Pháp đã vấp phải sức phản kháng mạnh mẽ nhất. Ngưòi Hà Nội liên tiếp đứng lên chống lại ách đô hộ. Ðỉnh cao của phong trào chính là ngày 19/8/1945, Hà Nội khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng, mở đầu cho Tổng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Nửa tháng sau, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Ðình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hà Nội là thủ đô của đất nước.

Nhưng thực dân Pháp lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Thế là ngày 19/12/1946 quân và dân Hà Nội nhất tề đứng lên đánh Pháp mở đầu cho giai đoạn toàn quốc kháng chiến dài tới 9 năm. Ngày 7/5/1954 chiến thắng Ðiện Biên Phủ, quân Pháp hoàn toàn thất bại. Năm tháng sau, 10/10/1954 Hà Nội được giải phóng và Hà Nội vẫn là trái tim của đất nước Việt Nam .

Năm 1965, Hà Nội quyết liệt đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng không quân. Ðặc biệt 12 ngày đêm cuối năm 1972, Hà Nội đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân lớn nhất của đế quốc Mỹ, làm nên trận "Ðiện Biên Phủ trên không" lừng lẫy, và cùng với cả nước buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Ðến năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất toàn vẹn. Tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, Quốc hội thống nhất quyết định lấy Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Các câu hỏi tương tự
Lan Anh Thái
Xem chi tiết
quỳnh phạm
Xem chi tiết
NGUYỄN PHƯỚC NHÂN
Xem chi tiết
Co Gai Ngay Xua
Xem chi tiết
Cá Chép
Xem chi tiết
Đinh Thuận
Xem chi tiết
Thương Suri
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Ngân
Xem chi tiết