Ếch nhái tuy có cấu tạo thích nghi với đời sống nửa nước nửa cạn, song thực tế thời gian chúng sống trên cạn nhiều hơn ở nước. Tuy nhiên những loài thuộc nhóm ếch nhái có đuôi Caudata gần như hòan toàn sống trong nước. Sự thích nghi với đời sống trong nước thể hiện ở chỗ các loài đều có đuôi dẹp bên, vừa có tác dụng giữ cân bằng cho con vật khi di chuyển, khi uốn lượn có tác dụng như một mái chèo đẩy con vật đi. Còn bò sát, các loài rắn thuộc phân họ Rắn bồng Homalopsinae, phân họ Rắn biển Hydrophiinae có đời sống gắn liền với môi trường nước. Do đó các loài này đã có cấu tạo thích nghi sống trong nước thể hiện ở chỗ: lỗ mũi chuyển lên đầu mõm và có “van” che, nhờ đó mà chúng có thể lặn lâu trong nước. Ngoài ra màng nhầy ở miệng rắn và mạng lưới mao mạch giúp cho rắn có thể tiếp nhận ô-xy ngay trong nước. Thân hơi dẹp bên và đuôi dẹp có vai trò như một bơi chèo. Các loài rùa biển, ba ba chân có màng bơi và rất linh hoạt, khi di chuyển chân là mái chèo giúp con vật bơi lên xuống và tiến về phía trước hoặc sang hai bên dễ dàng.
Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
— Da trần, phu chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí.
— Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).
- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở).
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ
- Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
+ Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước
+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.
+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)
- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
Ếch nhái tuy có cấu tạo thích nghi với đời sống nửa nước nửa cạn, song thực tế thời gian chúng sống trên cạn nhiều hơn ở nước. Tuy nhiên những loài thuộc nhóm ếch nhái có đuôi Caudata gần như hòan toàn sống trong nước. Sự thích nghi với đời sống trong nước thể hiện ở chỗ các loài đều có đuôi dẹp bên, vừa có tác dụng giữ cân bằng cho con vật khi di chuyển, khi uốn lượn có tác dụng như một mái chèo đẩy con vật đi. Còn bò sát, các loài rắn thuộc phân họ Rắn bồng Homalopsinae, phân họ Rắn biển Hydrophiinae có đời sống gắn liền với môi trường nước. Do đó các loài này đã có cấu tạo thích nghi sống trong nước thể hiện ở chỗ: lỗ mũi chuyển lên đầu mõm và có “van” che, nhờ đó mà chúng có thể lặn lâu trong nước. Ngoài ra màng nhầy ở miệng rắn và mạng lưới mao mạch giúp cho rắn có thể tiếp nhận ô-xy ngay trong nước. Thân hơi dẹp bên và đuôi dẹp có vai trò như một bơi chèo. Các loài rùa biển, ba ba chân có màng bơi và rất linh hoạt, khi di chuyển chân là mái chèo giúp con vật bơi lên xuống và tiến về phía trước hoặc sang hai bên dễ dàng