Sinh học 7

Nguyễn thị thanh ngân

nêu đặc điểm chung của các ngành giun?cấu tạo ngoài của giun thích nghi với dời sống ntn?nêu lợi ích của giun đất với nông nghiệp?

_silverlining
31 tháng 12 2016 lúc 10:07

Câu 1: Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất được thể hiện: cơ thể dài, gồm nhiều đốt. ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân). Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

Câu 2: Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?

Hướng dẫn trả lời

Vì ở đó có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da.
Câu 3: Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dề tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ mồi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đấy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.
Các hoạt động trên của vi sinh vật góp phần làm tăng năng suất cây trồng.



Bình luận (0)
Bình Trần Thị
31 tháng 12 2016 lúc 10:30

Giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người:

+Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,

+Hầu phát triển --> dinh dưỡng khỏe.

+ đẻ nhiều trứng (200.000 trứng/ngày), có khả năng phát tán rộng.

Bình luận (0)
Hoàng Thị Ngọc Anh
31 tháng 12 2016 lúc 10:10

Cấu tạo:

- Cơ thể hình dạng có thể dễ dàng chui rúc trong đất. - Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển nên có thể luồn lách trong đất. - Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất. - Cách di dưỡng kiểu 2: giúp làm mềm đất thích nghi với đời sống trong đất. Lợi ích của giun đất: _Nhờ hoạt động đào xới của chúng giúp đất được tơi xốp và thoáng khí, giúp rễ cây có thể hô hấp đc => tăng khả năng hấp thụ nước của cây.
_Giun đất ăn đất, khi chúng thải phần đất thừa ra ngoài, phần đất này làm nguồn mùn và dinh dưỡng cho đất=> tăng độ màu mỡ của đất, có lợi cho trồng trọt.

Ngoài ra trong chăn nuôi, giun đất cũng là nguồn thức ăn cho gia cầm, gia súc.
Bình luận (0)
Bình Trần Thị
31 tháng 12 2016 lúc 10:22

Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp là:
- Cơ thê dẹp, có đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.
- Cơ quan tiêu hóa phát triển, ở loài ki sinh có giác bám phát triển, ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.
- Cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các giai đoạn. Lấy đặc điếm “dẹp” để đặt tên cho ngành vì ngành tập hợp các loài giun
có đặc điếm chung là cơ thế’ dẹp, để phân biệt với các ngành giun khác.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
31 tháng 12 2016 lúc 10:25

sán dây (giun dẹp) có đặc điểm cấu tạo đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người :

- Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).
- Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.
- Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
31 tháng 12 2016 lúc 10:26

đặc điểm chung của ngành giun tròn :

Cơ thể hình trụ thường thuôn 2 đầu

Có khoang cơ thể chưa chính thức

Cơ quan tiêu hoá bất đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn

Phần lớn sống kí sinh
Bình luận (0)
Bình Trần Thị
31 tháng 12 2016 lúc 10:28

đặc điểm chung ngành giun đốt :

– Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có thể xoang.

– Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa.

– Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ trên thành cơ thể.

– Hô hấp bằng da hay bằng mang.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
31 tháng 12 2016 lúc 10:29

Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất được thể hiện: cơ thể dài, gồm nhiều đốt. ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân). Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
31 tháng 12 2016 lúc 10:29

lợi ích của giun đất đối với ngành trồng trọt :

- Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dề tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ mồi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đấy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.
Các hoạt động trên của vi sinh vật góp phần làm tăng năng suất cây trồng.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Báo Mới
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Thắng
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Linh
Xem chi tiết
Ngô Châu Bảo Oanh
Xem chi tiết
Ngô Châu Bảo Oanh
Xem chi tiết
Lê Ngọc Bích
Xem chi tiết
Lê Thị Phương
Xem chi tiết
Trung Đặng
Xem chi tiết
Trần Lưu Gia Ngân
Xem chi tiết