Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thảo Nguyễn

Nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:

Bố em đi cày về 

Đội sấm 

Đội chớp 

Đội cả trời mưa

                         (Mưa- Trần Đăng Khoa)

Jiyoen Phạm
6 tháng 8 2016 lúc 7:49

Nha van Tran Dang Khoa la 1 nguoi luon cho tre em tha y nhieu cam xuc boc lo chan that nhat. Qua nhung cau tho tren da the hien su vat va cua nguoi tru cot trong gia dinh. Cho du co mua gio nhung bo van co gang het suc de lm viec kiem tien. Nha van da cho e rat nhieu cam xuc va y nghia cho cuoc song hanh phuc nay!

Ban oi! Milk lm xong r do !tick nha

Vũ Khánh Ly
6 tháng 8 2016 lúc 8:01

Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa là bài thơ tả cảnh độc đáo. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh vạn vật đất trời bị biến đổi bởi cơn mưa rào bất chợt. Và nổi bật trên cái phông nền nghiêng ngả vì mưa của hài thơ, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.

Hình ảnh con người trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh "Bố em đi cày về" xuất hiện ở phía cuối bài thơ:

          Bố em đi cày về

 Đội sấm

Đội chớp

         Đội cả trời mưa

"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,... Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình (đi cày).

Hình ảnh con người trong bài thơ thật kiêu hãnh!

Dương Nguyễn
6 tháng 8 2016 lúc 14:14

"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,... Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình (đi cày).

Nguyễn Thái Hưng
6 tháng 8 2016 lúc 14:58

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

 

Thảo Nguyễn
5 tháng 8 2016 lúc 21:56

mk đag cần gấp các bn cố giúp mk nha!!!!!!........mk iu nhìu nhìu nàhaha

trần vân anh
5 tháng 1 2017 lúc 21:36

Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa là bài thơ tả cảnh độc đáo. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh vạn vật đất trời bị biến đổi bởi cơn mưa rào bất chợt. Và nổi bật trên cái phông nền nghiêng ngả vì mưa của hài thơ, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.

Hình ảnh con người trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh "Bố em đi cày về" xuất hiện ở phía cuối bài thơ:

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa

"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,... Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình (đi cày).

Hình ảnh con người trong bài thơ thật kiêu hãnh!

linhngoc148
14 tháng 7 2017 lúc 9:35

Trần Đăng Khoa là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông đã sáng tác ra rất nhiều bài thơ hay và hấp dẫn. ‘‘ Mưa ’’ là một bài thơ hay của ông được sáng tác vào thời thơ ấu. Trong bài thơ, để lại ấn tượng sâu sắc nhất với tôi là đoạn thơ sau:

‘‘ Bố đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa ’’

Trần Đăng Khoa miêu tả thiên nhiên , đến cuối bài thơ Trần đăng Khoa đã viết lên hình ảnh đẹp đẽ về những người nông dân. Đó là hình ảnh người cha đi cày về trong khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sớm chớp của trời mưa:

‘‘Bố đi cày về’’

Câu thơ thể hiện cuộc sống khổ cực ngày xưa, chăm làm lụng vất vả đẻ có được cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay. Với cách xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương, ình ảnh ngươì cha đi cày về dưới trời mưa đã được tác giả nhìn như:

‘‘ Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa ’’

Hình ảnh con người hiện lên thật nổi bật, thật đẹp đẽ với dáng vẻ lớn lao vững vàng, có tầm vóng và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể so sánh cới thiên nhiên, vũ trụ. Đó chính là dáng vẻ đẹp tuyệt vời của người lao động. Vẻ đẹp ấy đề cao lao động, đề cao nghề nông và giúp người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp của con người lao động chân tay bằng tất cả sức lực và khả năng của mình. Thế giới thiên nhiên trong cơn mưa rào ở làng quê ddược Trần Đăng Khoa thể hiện qua ngòi bút tài ba của mình. Bằng sự tinh tế và khéo léo, nhà thơ Trần Đăng Khia đã khắc họa được quang cảnh trời mưa hiện lên thật sinh động và gần gũi làm sao!

Đọc xong đoạn thơ trên, tôi cảm nhận được sự vất vả, nhọc nhằn của người nông dân để kiếm được cơm manh áo cho gia đình. Qua đoạn, thơ trên tôi sẽ học thật giỏi để không phụ lòng bố mẹ đã làm việc cố gắng hết sức để dạy bảo tôi nên người.


Các câu hỏi tương tự
Dương Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Hoa Anh
Xem chi tiết
Ngô Phương Thủy
Xem chi tiết
Jack A
Xem chi tiết
Khánh
Xem chi tiết
Trần Phương Mai
Xem chi tiết
Bùi Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Phạm Minh Ngọc
Xem chi tiết
Huyền Vũ
Xem chi tiết