Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 2
Điểm GP 0
Điểm SP 6

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

“Mẹ”-tiếng gọi tha thiết, trìu mến và thân thương biết bao! Tiếng gọi thiêng liêng ấy luôn thường trực trong lòng tôi bởi với tôi mẹ là tía nắng sưởi ấm cho tôi mỗi khi gió bấc mùa đông tới. Mẹ là ngọc gió đưa tôi vào giấc ngủ giữa trưa hè oi bức. Mẹ là ánh trăng soi sáng đường tôi đi. Hình ảnh mẹ luôn in sâu trong tâm trí tôi. Tình thương bao la vô bờ bến của không có gì sánh nổi. Hiểu được tình thương của mẹ, Trần Quốc Minh đã viết lên bài thơ “Mẹ”. Nhưng đoạn thơ làm tôi thích nhất đó là:

'' Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

'' Nhà thơ Trần Quốc Minh đã viết lên câu thơ:

'' Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng: '' Những ngôi sao” – “chẳng bằng”- “mẹ”. Trần Quốc Minh đã so sánh những ngôi sao với mẹ qua phương tiện so sánh chẳng bằng và qua động từ thức. Động từ thức đã nói lên hoạt động không ngủ thao thức vì một chuyện gì đó mà không nghỉ. Những ngôi sao sang trong bầu trời ban đêm thưc ssuôt đêm để soi sáng xuống trần gian, để có đua nhau với mặt trăng xem ai sáng hơn. Những ngôi sao ấy cứ thức hoài thức mãi mỗi khi sáng đến thì chúng lại biến mất một cách lặng lẽ, ít ai nhìn thấy. Những ngôi sao ấy chẳng bằng mẹ thức vì chúng con. Mẹ không chỉ thức một đêm như những ngôi sao sáng trên bầu trời mà mẹ đã thức cả một đời để lo lắng cho những đứa con của mình, không có nhiều thời gian để quan tâm đến bản thân mình. Còn những ngôi sao thức trên bầu trời mỗi đêm để tỏa sáng cho vạn vật, làm đẹp cho đời sống:

'' Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Buổi đêm, con được say sưa ngủ với những ước mơ thần tiên, thú vị. Con được ngủ một giấc tròn mà không ai phá rối là nhờ có mẹ. Trần Quốc Minh một lần nữa dùng biện pháp so sánh để so sánh mẹ với ngọn gió. Ngọn gió mang đến sự mát mẻ dễ chịu, thoải mái cho con người. Mẹ cũng vậy mẹ chính là ngọn gió mang đến cho con nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con. Mẹ là một ngọn gió không chỉ trong một thời gian ngắn mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Mẹ luôn luôn mang đến cho con một khoảng bình yên đó là khoảng trời thần tiên trong giấc mơ. Bằng phép so sánhnhà thơ đã làm nổi bật được tâm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đói với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ.

Qua đoạn thơ trên, tôi cảm nhận được tình cảm bao la rộng lớn của mẹ đối với người con của mình. Đoạn thơ đã bồi đắp cho tôi tình cảm thương mẹ. Tôi tự nhủ: mình sẽ phải cố gắng học thật giỏi để có ích cho xã hội, để không phụ công ơn của mẹ dành cho tôi trong những năm tháng qua.

Câu trả lời:

Trần Đăng Khoa là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông đã sáng tác ra rất nhiều bài thơ hay và hấp dẫn. ‘‘ Mưa ’’ là một bài thơ hay của ông được sáng tác vào thời thơ ấu. Trong bài thơ, để lại ấn tượng sâu sắc nhất với tôi là đoạn thơ sau:

‘‘ Bố đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa ’’

Trần Đăng Khoa miêu tả thiên nhiên , đến cuối bài thơ Trần đăng Khoa đã viết lên hình ảnh đẹp đẽ về những người nông dân. Đó là hình ảnh người cha đi cày về trong khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sớm chớp của trời mưa:

‘‘Bố đi cày về’’

Câu thơ thể hiện cuộc sống khổ cực ngày xưa, chăm làm lụng vất vả đẻ có được cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay. Với cách xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương, ình ảnh ngươì cha đi cày về dưới trời mưa đã được tác giả nhìn như:

‘‘ Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa ’’

Hình ảnh con người hiện lên thật nổi bật, thật đẹp đẽ với dáng vẻ lớn lao vững vàng, có tầm vóng và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể so sánh cới thiên nhiên, vũ trụ. Đó chính là dáng vẻ đẹp tuyệt vời của người lao động. Vẻ đẹp ấy đề cao lao động, đề cao nghề nông và giúp người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp của con người lao động chân tay bằng tất cả sức lực và khả năng của mình. Thế giới thiên nhiên trong cơn mưa rào ở làng quê ddược Trần Đăng Khoa thể hiện qua ngòi bút tài ba của mình. Bằng sự tinh tế và khéo léo, nhà thơ Trần Đăng Khia đã khắc họa được quang cảnh trời mưa hiện lên thật sinh động và gần gũi làm sao!

Đọc xong đoạn thơ trên, tôi cảm nhận được sự vất vả, nhọc nhằn của người nông dân để kiếm được cơm manh áo cho gia đình. Qua đoạn, thơ trên tôi sẽ học thật giỏi để không phụ lòng bố mẹ đã làm việc cố gắng hết sức để dạy bảo tôi nên người.