Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Khánh

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa

Hattori Heiji
5 tháng 3 2016 lúc 20:39

Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ Mưa năm 1967, lúc mới lên chín tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa thường viết về cảnh vật và con người quen thuộc, gần gũi ở làng quê. Nhưng cũng từ những thứ bình thường, giản dị ấy mà nhà thơ nhìn ra được tầm vóc và khí thế của dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy. Bức tranh về cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả thông qua cảm nhận tinh tế và đôi mắt hồn nhiên, thơ trẻ của cậu bé Khoa.

 

Thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp diệu nhanh, dồn dập kết hợp với hàng loạt động từ, tính từ tiêu biểu, chính xác đã vẽ nên toàn cảnh một trận mưa. Bài thơ gồm ba phần. Phần đầu tả quang cảnh lúc trời sắp mưa, đoạn giữa tả cơn mưa. Bốn câu cuối là hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.

 

Những biến chuyển của trời đất trước cơn mưa được miêu tả qua hàng loạt chi tiết và hình ảnh độc đáo được chọn lọc từ sự hiểu biết sâu sắc và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng lạ thường của nhà thơ.

 

Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được Trần Đăng Khoa đưa vào thơ, trở nên rất sinh động: Sắp mưa – Sắp mưa – Những con mối – Bay ra – Mối trẻ – Bay cao – Mối già – Bay thấp. Gà con – Rối rít tìm nơi – Ẩn nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn.
Nhìn đám cỏ gà rung rinh, chú bé hình dung ra: cỏ gà, rung tai. Nghe nhìn những bụi tre đang vất vả trước cơn gió mạnh, chú bé thấy như Bụi tre – Tần ngần – Gỡ tóc.

 

Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và tài tình: Ông trời – Mặc áo giáp đen – Ra trận – Muôn nghìn cây mía – Múa gươm – Kiến – Hành quân – Đầy đường. Những đám mây đen che phủ cả bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận. Cách miêu tả cảnh vật của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc.

 

Từ cảnh cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa – Bế lũ con – Đầu tròn – Trọc lốc đến cảnh Chớp – Rạch ngang trời – Khô khốc – Sấm – Ghé xuống sân – Khanh khách – Cười – Cây dừa – Sải tay – Bơi – Ngọn mùng tơi – Nhảy múa, đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.

 

Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mữa… mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất:

 

Mưa – Mưa – Ù ù như xay lúa – Lộp bộp… – Rơi – Rơi… – Đất trời – Mù trắng nước – Mưa chéo mặt sân – Sủi bọt – Cóc nhảy chồm chồm – Chó sủa – Cây lá hả hê…

 

Khi trời chuyển mưa, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xóa. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn đất gặp nước sủi bọt, bong bóng đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm. Sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi. Trần Đăng Khoa tả thật khéo, thật đúng quang cảnh một trận mưa mà nhà thơ quan sát được từ ngôi nhà nhỏ bé của mình.

 

Cái tài của Trần Đăng Khoa là đã biết lựa chọn những tình tiết tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài thơ, làm cho bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lạ thường.

phat bieu cam nghi bai tho mua cua tran dang khoa

 

Hình ảnh con người ở cuối bài thơ được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được nhìn bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục của đứa con: Bố em đi cày về – Đội sấm – Đội chớp – Đội cả trời mưa. Hình ảnh con người ở đây có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.

 

Với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ ngắn và nhanh, kết hợp với việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động khung cảnh trước và trong cơn mưa rào ở làng quê; thể hiện tài quan sát, miêu tả tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

 

Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa có nhiều bài hay nhưng khi nhắc tới bài Mưa, người đọc thường liên tưởng tới cảnh: Mưa bom bão đạn lòng thanh thản, Nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười của dân tộc Việt Nam thời đánh Mĩ.

Võ Thị Mỹ Duyên
5 tháng 3 2016 lúc 21:21

Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ Mưa năm 1967, lúc mới lên chín tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa thường viết về cảnh vật và con người quen thuộc, gần gũi ở làng quê. Nhưng cũng từ những thứ bình thường, giản dị ấy mà nhà thơ nhìn ra được tầm vóc và khí thế của dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy. Bức tranh về cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả thông qua cảm nhận tinh tế và đôi mắt hồn nhiên, thơ trẻ của cậu bé Khoa.

Thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp diệu nhanh, dồn dập kết hợp với hàng loạt động từ, tính từ tiêu biểu, chính xác đã vẽ nên toàn cảnh một trận mưa. Bài thơ gồm ba phần. Phần đầu tả quang cảnh lúc trời sắp mưa, đoạn giữa tả cơn mưa. Bốn câu cuối là hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.

Những biến chuyển của trời đất trước cơn mưa được miêu tả qua hàng loạt chi tiết và hình ảnh độc đáo được chọn lọc từ sự hiểu biết sâu sắc và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng lạ thường của nhà thơ.

Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được Trần Đăng Khoa đưa vào thơ, trở nên rất sinh động: Sắp mưa – Sắp mưa – Những con mối – Bay ra – Mối trẻ – Bay cao – Mối già – Bay thấp. Gà con – Rối rít tìm nơi – Ẩn nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn.
Nhìn đám cỏ gà rung rinh, chú bé hình dung ra: cỏ gà, rung tai. Nghe nhìn những bụi tre đang vất vả trước cơn gió mạnh, chú bé thấy như Bụi tre – Tần ngần – Gỡ tóc.

Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và tài tình: Ông trời – Mặc áo giáp đen – Ra trận – Muôn nghìn cây mía – Múa gươm – Kiến – Hành quân – Đầy đường. Những đám mây đen che phủ cả bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận. Cách miêu tả cảnh vật của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc.

Từ cảnh cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa – Bế lũ con – Đầu tròn – Trọc lốc đến cảnh Chớp – Rạch ngang trời – Khô khốc – Sấm – Ghé xuống sân – Khanh khách – Cười – Cây dừa – Sải tay – Bơi – Ngọn mùng tơi – Nhảy múa, đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.

Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mữa… mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất:

Mưa – Mưa – Ù ù như xay lúa – Lộp bộp… – Rơi – Rơi… – Đất trời – Mù trắng nước – Mưa chéo mặt sân – Sủi bọt – Cóc nhảy chồm chồm – Chó sủa – Cây lá hả hê…

Khi trời chuyển mưa, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xóa. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn đất gặp nước sủi bọt, bong bóng đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm. Sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi. Trần Đăng Khoa tả thật khéo, thật đúng quang cảnh một trận mưa mà nhà thơ quan sát được từ ngôi nhà nhỏ bé của mình.

Cái tài của Trần Đăng Khoa là đã biết lựa chọn những tình tiết tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài thơ, làm cho bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lạ thường.

phat bieu cam nghi bai tho mua cua tran dang khoa

Hình ảnh con người ở cuối bài thơ được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được nhìn bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục của đứa con: Bố em đi cày về – Đội sấm – Đội chớp – Đội cả trời mưa. Hình ảnh con người ở đây có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.

Với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ ngắn và nhanh, kết hợp với việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động khung cảnh trước và trong cơn mưa rào ở làng quê; thể hiện tài quan sát, miêu tả tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa có nhiều bài hay nhưng khi nhắc tới bài Mưa, người đọc thường liên tưởng tới cảnh: Mưa bom bão đạn lòng thanh thản, Nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười của dân tộc Việt Nam thời đánh Mĩ.

tiểu thư họ nguyễn
5 tháng 3 2016 lúc 20:17

Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.

Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.

Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:

Sắp mưa Sắp mưa

Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi! Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn... Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:

Cỏ gà rung tai

 Nghe Bụi tre

Tần ngần Gỡ tóc

Hàng bưởi Đu đưa

Bế lũ con thơ

Đầu tròn Trọc lốc

Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió...

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc.

Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.

Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

 Lộp bộp

Lộp bộp.

Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

 


 

Vũ Thị Hải Yến
5 tháng 3 2016 lúc 20:17

Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ Mưa năm 1967, lúc mới lên chín tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa thường viết về cảnh vật và con người quen thuộc, gần gũi ở làng quê. Nhưng cũng từ những thứ bình thường, giản dị ấy mà nhà thơ nhìn ra được tầm vóc và khí thế của dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy. Bức tranh về cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả thông qua cảm nhận tinh tế và đôi mắt hồn nhiên, thơ trẻ của cậu bé Khoa.

 

Thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp diệu nhanh, dồn dập kết hợp với hàng loạt động từ, tính từ tiêu biểu, chính xác đã vẽ nên toàn cảnh một trận mưa. Bài thơ gồm ba phần. Phần đầu tả quang cảnh lúc trời sắp mưa, đoạn giữa tả cơn mưa. Bốn câu cuối là hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.

 

Những biến chuyển của trời đất trước cơn mưa được miêu tả qua hàng loạt chi tiết và hình ảnh độc đáo được chọn lọc từ sự hiểu biết sâu sắc và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng lạ thường của nhà thơ.

 

Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được Trần Đăng Khoa đưa vào thơ, trở nên rất sinh động: Sắp mưa – Sắp mưa – Những con mối – Bay ra – Mối trẻ – Bay cao – Mối già – Bay thấp. Gà con – Rối rít tìm nơi – Ẩn nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn.
Nhìn đám cỏ gà rung rinh, chú bé hình dung ra: cỏ gà, rung tai. Nghe nhìn những bụi tre đang vất vả trước cơn gió mạnh, chú bé thấy như Bụi tre – Tần ngần – Gỡ tóc.

 

Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và tài tình: Ông trời – Mặc áo giáp đen – Ra trận – Muôn nghìn cây mía – Múa gươm – Kiến – Hành quân – Đầy đường. Những đám mây đen che phủ cả bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận. Cách miêu tả cảnh vật của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc.

 

Từ cảnh cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa – Bế lũ con – Đầu tròn – Trọc lốc đến cảnh Chớp – Rạch ngang trời – Khô khốc – Sấm – Ghé xuống sân – Khanh khách – Cười – Cây dừa – Sải tay – Bơi – Ngọn mùng tơi – Nhảy múa, đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.

 

Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mữa… mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất:

 

Mưa – Mưa – Ù ù như xay lúa – Lộp bộp… – Rơi – Rơi… – Đất trời – Mù trắng nước – Mưa chéo mặt sân – Sủi bọt – Cóc nhảy chồm chồm – Chó sủa – Cây lá hả hê…

Khi trời chuyển mưa, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xóa. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn đất gặp nước sủi bọt, bong bóng đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm. Sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi. Trần Đăng Khoa tả thật khéo, thật đúng quang cảnh một trận mưa mà nhà thơ quan sát được từ ngôi nhà nhỏ bé của mình.

Cái tài của Trần Đăng Khoa là đã biết lựa chọn những tình tiết tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài thơ, làm cho bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lạ thường.

Hình ảnh con người ở cuối bài thơ được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được nhìn bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục của đứa con: Bố em đi cày về – Đội sấm – Đội chớp – Đội cả trời mưa. Hình ảnh con người ở đây có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.

 

Với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ ngắn và nhanh, kết hợp với việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động khung cảnh trước và trong cơn mưa rào ở làng quê; thể hiện tài quan sát, miêu tả tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

 

Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa có nhiều bài hay nhưng khi nhắc tới bài Mưa, người đọc thường liên tưởng tới cảnh: Mưa bom bão đạn lòng thanh thản, Nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười của dân tộc Việt Nam thời đánh Mĩ.

tiểu thư họ nguyễn
5 tháng 3 2016 lúc 20:21

cảm ơn bn nhiều nha khánh

Long Nguyễn
5 tháng 3 2016 lúc 20:33

Trần Đăng Khoa sáng tác bài thơ Mưa năm 1967, lúc mới lên chín tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa thường viết về cảnh vật và con người quen thuộc, gần gũi ở làng quê. Nhưng cũng từ những thứ bình thường, giản dị ấy mà nhà thơ nhìn ra được tầm vóc và khí thế của dân tộc ta thời đánh Mĩ. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy. Bức tranh về cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả thông qua cảm nhận tinh tế và đôi mắt hồn nhiên, thơ trẻ của cậu bé Khoa.

 

Thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp diệu nhanh, dồn dập kết hợp với hàng loạt động từ, tính từ tiêu biểu, chính xác đã vẽ nên toàn cảnh một trận mưa. Bài thơ gồm ba phần. Phần đầu tả quang cảnh lúc trời sắp mưa, đoạn giữa tả cơn mưa. Bốn câu cuối là hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.

 

Những biến chuyển của trời đất trước cơn mưa được miêu tả qua hàng loạt chi tiết và hình ảnh độc đáo được chọn lọc từ sự hiểu biết sâu sắc và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng lạ thường của nhà thơ.

 

Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được Trần Đăng Khoa đưa vào thơ, trở nên rất sinh động: Sắp mưa – Sắp mưa – Những con mối – Bay ra – Mối trẻ – Bay cao – Mối già – Bay thấp. Gà con – Rối rít tìm nơi – Ẩn nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn.
Nhìn đám cỏ gà rung rinh, chú bé hình dung ra: cỏ gà, rung tai. Nghe nhìn những bụi tre đang vất vả trước cơn gió mạnh, chú bé thấy như Bụi tre – Tần ngần – Gỡ tóc.

 

Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và tài tình: Ông trời – Mặc áo giáp đen – Ra trận – Muôn nghìn cây mía – Múa gươm – Kiến – Hành quân – Đầy đường. Những đám mây đen che phủ cả bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận. Cách miêu tả cảnh vật của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc.

 

Từ cảnh cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa – Bế lũ con – Đầu tròn – Trọc lốc đến cảnh Chớp – Rạch ngang trời – Khô khốc – Sấm – Ghé xuống sân – Khanh khách – Cười – Cây dừa – Sải tay – Bơi – Ngọn mùng tơi – Nhảy múa, đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.

 

Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mữa… mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất:

 

Mưa – Mưa – Ù ù như xay lúa – Lộp bộp… – Rơi – Rơi… – Đất trời – Mù trắng nước – Mưa chéo mặt sân – Sủi bọt – Cóc nhảy chồm chồm – Chó sủa – Cây lá hả hê…

tiểu thư họ nguyễn
5 tháng 3 2016 lúc 21:33

Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.

Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.

Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:

Sắp mưa Sắp mưa

Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi! Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn... Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:

Cỏ gà rung tai

 Nghe Bụi tre

Tần ngần Gỡ tóc

Hàng bưởi Đu đưa

Bế lũ con thơ

Đầu tròn Trọc lốc

Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió...

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc.

Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.

Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

 Lộp bộp

Lộp bộp.

Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

 

Đặng Thị Thùy Linh
6 tháng 3 2016 lúc 7:31

Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.

Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.

Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:

Sắp mưa Sắp mưa

Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi! Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn... Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:

Cỏ gà rung tai

 Nghe Bụi tre

Tần ngần Gỡ tóc

Hàng bưởi Đu đưa

Bế lũ con thơ

Đầu tròn Trọc lốc

Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió...

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc.

Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.

Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

 Lộp bộp

Lộp bộp.

Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

Tác giả :Đặng Thị Thùy Linh

Đặng Thị Cẩm Tú
21 tháng 7 2016 lúc 13:52

mấy người giống bài nhau mà cx dc tick có hìh có nghĩa là chép trên mạng


Các câu hỏi tương tự
Bùi Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Phạm Minh Ngọc
Xem chi tiết
Trần Phương Mai
Xem chi tiết
Jack A
Xem chi tiết
Guyo
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Châu Tiểu Phụng
Xem chi tiết
Mai Hoàng Thông
Xem chi tiết
Bùi Trần Thanh Hương
Xem chi tiết