Văn bản ngữ văn 8

Co Gai Ngay Xua

Nêu cái hay cái đẹp của câu tục ngữ :"tiên học lễ ; hậu học văn

Trần Diệu Linh
13 tháng 10 2018 lúc 19:32

Tiên học lễ hậu học văn là truyền thống lâu đời của dân tộc từ xưa đến nay, mỗi chúng ta cần phải hiểu biết về nó để từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn. Tiên thường để chỉ những điều trước tiên cần phải làm, hậu đó là những điều sau đó, tiên học lễ hậu học văn đơn thuần nói về những lễ nghi và những văn hóa ứng xử của con người. Tiên học lễ hậu học văn đã xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta từ xưa đến nay. Từ xưa đến nay câu tục ngữ này đã được ông cha ta đúc kết và tạo thành những kinh nghiệm sống có giá trị bởi lẽ muốn trở thành những con người có ích cho xã hội trước tiên chúng ta phải là những con người có đạo đức và có văn hóa, nhưng vấn đề đạo đức vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, như chúng ta đều thấy lễ nghi và phép tắc là những chuẩn mực vô cùng quan trọng để làm nên một xã hội công bằng văn minh và hiện đại.

Bình luận (1)
Đạt Trần
13 tháng 10 2018 lúc 20:04

Từ khi chúng ta còn bé chúng ta vẫn luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở phải thuộc câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn này. Thời gian ngày càng trôi đi và đã trải qua nghìn năm văn hiến thì câu tục ngữ đó vẫn có giá trị và luôn đi cùng cuộc sống chúng ta.

Học lễ nghĩa đầu tiên là điều rất quan trọng. Cũng chính vì vậy mà ngay từ khi còn bé chúng ta đã được biết đến lễ nghĩa qua từng lời ru của bà và của mẹ từ câu ca dao cho đến câu hát dân gian đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp. Khi lớn lên cha mẹ dạy chúng ta phải biết cảm ơn hay xin lỗi, dạ thưa với những người lớn tuổi… chính lễ nghĩa đó đã thấm nhuần vào trong nhận thức của mối chúng ta trước khi chúng ta được đến trường. Điều này có nghĩa là ta được học lễ trước khi học văn, đến lúc đi học song song với công việc tiếp thu kiến thức thì ta cũng vẫn được các thầy cô giáo dạy lễ nghĩa và đạo đức như biết kính yêu người thân và quý mếm bạn bè, giúp đỡ tất cả mọi người xung quanh. Tại hầu hết mọi ngôi trường chúng ta đều được học đạo lý đóng vai trò quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ cùng với nhau.

Nếu như không biết nghe lời cha mẹ và bất hiếu thì khi vào trường cũng không thể trở thành một học sinh ngoan và chắc chắn sau này khi trưởng thành ra đời cũng không trở thành người công dân tốt và khó có thể thành công được. Chúng ta nên biết rằng gia đình là một tế bào của xã hội và nếu như gia đình không có kỷ cương và có nề nếp nghiêm thì dẫn đến xã hội bị loạn và không văn minh. Vì vậy nên đạo lý làm người không bao giờ là muộn, chúng có giá trị mãi mãi trường tồn cùng với thời gian, chúng ta có thể mất 10 năm để học kiến thức văn hóa còn học làm người thì phải học suốt đời. Cũng vì vậy mà câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn là lời răn dạy và cũng là lời cảnh tỉnh cho những ai đang xem nhẹ đạo đức và việc rèn luyện nhân cách làm người.

Nói chung đạo đức là cái đáng quý nhất và cần phải trân trọng vì nó thể hiện được phẩm giá của con người. Cho nên bài học làm người và bài học lễ nghĩa này bao giờ cũng chính là bài học đầu tiên mà con người chúng ta cần học và học cho suốt cuộc đời. Nếu như muốn mình là người công dân tốt thì chúng ta cần thấm nhuầ câu Tiên học lễ và hậu học văn.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Ngu Văn Người
Xem chi tiết
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Lê Thảo Linh
Xem chi tiết
ThanhSungWOO
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Giang
Xem chi tiết
bao ngoc
Xem chi tiết
VỘI VÀNG QUÁ
Xem chi tiết
phuong luong
Xem chi tiết