Để đo vận tốc của viên đạn người ta treo một bao cát có khối lượng M=2,8kg vào một sợi dây nhẹ không giãn. Viên đạn có khối lượng m=16g được bắn theo phương ngang và găm vào bao cát, đẩy bao cát lên một độ cao h=0,8m. Lấy g=10m/s^2 a) Tính vận tốc của bao cát ngay sau khi viên đạn găm vàob) Tính vận tốc của viên đạn trước khi xuyên vào bao cát
Treo vật khối lượng M bằng dây nhẹ, không dãn , có chiều dài ℓ = 0,6 m. Bắn viên đạn khối lượng m = với vận tốc v0 theo phương ngang vào vật M khi M đang đứng yên ở vị trí cân bằng (coi va chạm là hoàn toàn mềm). Lấy g = 10 m/s2. Trả lời các câu hỏi 36 và 37.
Câu 36. Xác định tốc độ v0 để sau va chạm hệ vật lên được độ cao h = 0,5 m so với vị trí cân bằng ban đầu của vật M.
A. 6,49 m/s. B. 9,89 m/s. C. 8,49 m/s. D. 9,49 m/s.
Câu 37. Tốc độ nhỏ nhất v0 là bao nhiêu để hệ vật có thể quay được một vòng tròn trong mặt phẳng thắng đứng.
A. 17,83 m/s. B. 16,43 m/s. C. 12,43 m/s. D. 18,43 m/s.
Viên đạn có khối lượng 1,3kg đang bay theo phương ngang với vận tốc 150m/s thì nổ thành 2 mảnh, mảnh thứ nhất có khối lượng 0,8kg bay hướng lên với vận tốc 112,5căn3 m/s và hợp với phương thẳng đứng một góc 600. Xác định hướng và độ lớn vận tốc của mảnh còn lại.
Người ta bắn một viên đạn có khối lượng m =6g vào trong một khối có khối lượng M =2kg, ban đầu khối nằm yên trên mép bàn cao h=1m. Sau va chạm, viên đạn vẫn còn nằm trong khối. Khối và viên đạn rơi cách chân bàn l =2m. Xác định vận tốc ban đầu của viên đạn
Viên bi 1 có khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 5m/s đến va chạm vào viên bi 2 khối lượng 3kg đang chuyển động ngược chiều với vận tốc 10m/s. Sau va chạm, bi thứ 1 chuyển động ngược lại với vận tốc 4m/s. Bi thứ 2 cũng bị chuyển động ngược lại. Tính vận tốc bi thứ 2 sau va chạm
Một viên đạn có khối lượng 50g bay theo phương ngang với vận tốc 200m/s đến cắm vào bao cát có khối lượng 4.95Kg được treo bởi sợi dây (không dãn). Dây treo bao cát lệch khỏi phương thẳng đứng đưa bao cát lên độ cao lớn nhất h bằng bao nhiêu so với vị trí ban đầu?
Bài 8. Một con lắc đơn gồm sợi dây mảnh nhẹ không giãn dài 1 m mang vật nhỏ có khối lượng M = 200 g. Lấy g = 10 m/s2. Một vật nhỏ khác có khối lượng m = 100 g đang chuyển động theo phương ngang đến va chạm mềm vào M. Sau va chạm con lắc đi lên đến vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 600. Bỏ qua ma sát và lực cản không khí:
a. Tính cơ năng của hệ (M+m) sau va chạm.
b. Tính vận tốc của hệ (M+m) sau va chạm.
c. Tính tốc độ của vật m ngay trước va chạm
Một viên đạn khối lượng 3kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 471m/s thì nổ thành 2 mảnh. Mảnh lớn có khối lượng 2kg bay chếch lên cao, hợp với phương thẳng đứng góc 450, với vận tốc 500m/s. Hỏi mảnh kia bay theo phương nào? Vận tốc bao nhiêu?
Đáp án : Hợp với phương thẳng đứng góc 450 với v = 1000m/s
(Mình làm mãi không ra, làm ơn giúp)