Một con lắc đơn có chiều dài l=1m. Kéo cho dây treo làm với phương thẳng đứng một góc =45o rồi buông nhẹ. Lấy g=10m/s2 Bỏ qua ma sát. Tính vận tốc của con lắc và lực căng dây khi nó qua vị trí có góc lệch =30o.
Một con lắc đơn gồm một vật nặng có khối lượng 500g, dây treo có chiều dài 2m. Đưa con lắc tớivị trí sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 300
rồi truyền cho nó vận tốc 3m/s
hướng xuống theo phương vuông góc với dây treo. Bỏ qua ma sáta) Tính vận tốc của con lắc và lực căng dây treo khi đi qua vị trí cân bằngb) Tính góc lệch cực đại của con lắc và lực căng dây khi đó
Một con lắc đơn gồm một sợi dây không dãn có chiều dài 1m, một đầu cố định, một đầu gắn với một vật nhỏ khối lượng 100g. Kéo vật lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 45 độ rồi thả tay. Bỏ qua các lực cản. Xác định biểu thức vận tốc và lực căng của sợi dây tại vị trí có góc lệch 30 độ
Treo vật khối lượng M bằng dây nhẹ, không dãn , có chiều dài ℓ = 0,6 m. Bắn viên đạn khối lượng m = với vận tốc v0 theo phương ngang vào vật M khi M đang đứng yên ở vị trí cân bằng (coi va chạm là hoàn toàn mềm). Lấy g = 10 m/s2. Trả lời các câu hỏi 36 và 37.
Câu 36. Xác định tốc độ v0 để sau va chạm hệ vật lên được độ cao h = 0,5 m so với vị trí cân bằng ban đầu của vật M.
A. 6,49 m/s. B. 9,89 m/s. C. 8,49 m/s. D. 9,49 m/s.
Câu 37. Tốc độ nhỏ nhất v0 là bao nhiêu để hệ vật có thể quay được một vòng tròn trong mặt phẳng thắng đứng.
A. 17,83 m/s. B. 16,43 m/s. C. 12,43 m/s. D. 18,43 m/s.
Con lắc đơn gồm một vật nhỏ khối lượng m=100g được treo bằng dây có chiều dài l=2m vào 1 điểm cố định. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng đến vị trí sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 600 rồi thả không vận tốc ban đầu. Bỏ qua ma sát và lực cản không khí, lấy mốc thế năng là mặt phẳng ngang đi qua vị trí cân bằng của vật. Lấy g=10m/s2.
a. Tính cơ năng của vật tại vị trí ban đầu.
b. Tính lực căng của dây treo khi vật qua vị trí cân bằng.
Một sợi dây nhẹ không co dãn cố định một đầu, đầu còn lại có treo vật nặng nhỏ khối lượng m. Kéo vật đến vị trí dây hợp với phương thẳng đứng góc α0 rồi thả nhẹ. Bỏ qua lực cản của không khí. Hãy chứng tỏ rằng lực căng của dây khi vật về vị trí có dây treo hợp với phương thẳng đứng góc α là \(T=mg\left(3cos\alpha-2cos\alpha_0\right)\)
Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên l0 = 20cm, k = 50N/m, đầu trên cố định, đầu dưới treo một vật khối lượng m = 100g. Từ vị trí cân bằng của vật, đưa vật tới vị trí sao cho lò xo nằm ngang mà ko biến dạng rồi thả nhẹ, bỏ qua ma sát, lấy g = 10m/s2. Tính chiều dài lò xo khi vật qua vị trí cân bằng.
Một con lắc đơn có chiều dài l=90cm, treo một vật khối lượng m=100g. Kéo vật cho dây hợp với phương thẳng đứng một góc α= 60độ rồi buông. Lấy g=10m/s2.
a) Tìm vận tốc khi vật xuống vị trí thấp nhất.
b) Sau đó day treo bị vướng đỉnh tại B với OB=30cm. Tính góc β khi vật lên cao nhất. Bỏ qua lực cản của không khí.
Một con lắc đơn có chiều dài l= 0.5m: vật nặng có khối lượng m = 100g. Từ vị trí cân bằng, đưa vật đến vị trí dây treo lệch với phương thẳng đứng góc a=30 độ rồi truyền cho vật vận tốc vo theo phương vuông góc với sợi dây, v0 = 1 m/s để vật chuyển động. Tính góc lệch lớn nhất của dây treo so với phương thẳng đứng trong quá trình chuyển động. Bỏ qua sức cản của không khí.