Chương II- Nhiệt học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Trọng Nghĩa

Một quả cầu có TLR là d1 = 8200N/m3, thể tích V1 = 100cm3, nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu vào phủ kín quả cầu. Cho TLR dầu là d2 = 7000N/m3, TLR nước là d3 = 10000N/m3.

a) Tính thể tích phần quả cầu ngập nước sau khi đổ dầu.

b) Nếu tiếp tục rót dầu vào thì thể tích phần quả cầu ngập nước thay đổi thế nào?

Hoàng Nguyên Vũ
1 tháng 4 2017 lúc 17:27

Các kí hiệu:

d1 TLR của quả cầu
d2 TLR của dầu
d3 TLR của nước
V1 Thể tích quả cầu 100cm3 = 0,0001m3
V3 Thể tích phần quả cầu ngập nước
FA Lực đẩy Ác-si-mét nước tác dụng lên quả cầu
FA1 Lực đẩy Ác-si-mét dầu tác dụng lên quả cầu
P Trọng lượng quả cầu

a) Khi quả cầu cân bằng trong nước và dầu, quả cầu bị ngập hoàn toàn ta có:

\(P=F_A+F_{A1}\\ \Rightarrow d_1.V_1=d_3.V_3+d_2\left(V_1-V_3\right)\\ \Leftrightarrow d_1.V_1=d_3.V_3+d_2.V_1-d_2.V_3\\ \Leftrightarrow d_1.V_1=V_3\left(d_3-d_2\right)+d_2.V_1\\ \Leftrightarrow V_3=\dfrac{d_1.V_1-d_2.V_1}{d_3-d_2}\\ =\dfrac{8200.0,0001-7000.0,0001}{100000-7000}=0,00004\left(m^3\right)=40\left(cm^3\right)\)

Thể tích phần cầu ngập nước là 40cm3.

b) Theo phần a thì thể tích phần cầu ngập nước là \(V_3=\dfrac{d_1.V_1-d_2.V_1}{d_3-d_2}\) phần thể tích này chỉ phụ thuộc vào TLR của quả cầu, TLR của dầu, TLR của nước và thể tích của quả cầu chứ không phụ thuộc vào thể tích phần cầu ngập dầu nên dù có rót thêm dầu thì thể tích phần cầu ngập nước vẫn giữ nguyên.


Các câu hỏi tương tự
Gấu Nè
Xem chi tiết
Phan Tiến Dũng
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
Mộc Tuyết Như
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
Nhung Kaneki
Xem chi tiết
Jancy Anh
Xem chi tiết
Thỏ Baka
Xem chi tiết
Tuyết Ngân
Xem chi tiết