ÔN TẬP TIẾT 8
Câu 1. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào cần giảm ma sát?
A. Bảng trơn và nhẵn quá. B. Khi bánh xe quay quanh trục.
C. Khi cần phanh gấp để xe dừng lại. D. Khi quẹt diêm.
Câu 2. Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào?
A. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
B. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
C. Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý.
D. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực.
Câu 3. Khi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng lượng của vật (FA = P) thì vật có thể ở trong trạng thái nào dưới đây?
A. Vật chỉ có thể nổi trên mặt chất lỏng.
B. Vật chỉ có thể lơ lửng trong chất lỏng.
C. Vật chìm xuống và nằm yên ở đáy bình đựng chất lỏng.
D. Vật có thể lơ lửng trong chất lỏng hoặc nổi trên mặt chất lỏng.
Câu 4. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có thể được xem là chuyển động đều?
A. Chuyển động của đoàn tàu hỏa khi rời ga.
B. Chuyển động của đầu kim đồng hồ đang hoạt động bình thường.
C. Một quả bóng đang lăn trên sân cỏ.
D. Nam đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường.
Câu 5. Một vật có thể tích 0.8 m3 được nhúng chìm trong nước (d = 10000N/m3). Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật là bao nhiêu?
A. 80N B. 800N C. 80000N D. 8000N
Câu 6. Lực tác dụng lên vật theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 40N, tỉ xích 1cm ứng với 20N. Cách biểu diễn đúng là:
A. B.
C. D.
Câu 7. Một ôtô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ôtô xem là chuyển động? Chọn câu trả lời đúng.
A. Cột điện trước bến xe B. Một ôtô khác đang đậu trong bến
C. Một ôtô khác đang rời bến D. Bến xe
Câu 8. Bên trong một bình chứa chất lỏng cỏ hai vật A, B như hình vẽ. So sánh trọng lượng riêng của A (dA), B (dB) và trọng lượng riêng cùa chất lỏng (dl).
A. dB = dl < dA B. dB = dl = dA C. dA > dB > dl D. dB > dl > dA
Câu 9. Một đoàn tàu khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là 20000N. Hỏi độ lớn của lực ma sát khi đó là:
A. 20000N
B. Lớn hơn 20000N
C. Nhỏ hơn 20000N
D. Không thể tính được
Câu 10. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 200m là
A. 50s B. 25s C. 10s D. 40s
Câu 11. Quán tính của một vật là:
A. Tính chất giữ nguyên khôi lượng cùa vật.
B. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.
C. Tất cả các tính chất trên.
D. Tính chất giữ nguyên quỹ đạo của vật.
Câu 12. Một người đi xe mô tô trên đoạn đường ABC với vận tốc trung bình 20km/h. Biết trên đoạn đường AB người đó đi trong thời gian t1 = 10 phút; trên đoạn đường BC người đó đi trong thời gian t2 = 20 phút. Quãng đường ABC dài là:
A. 40km B. 30km C. 20km D. 10km
Câu 13. Quãng đường AB dài 240km, cùng một lúc hai xe ô tô xuất phát từ hai điểm A và B và đi về nhau. Sau 1,5giờ thì hai xe gặp nhau. Biết rằng VA = 3VB (vận tốc xe A gấp ba lần vận tốc xe B). Vận tốc mỗi xe lần lượt là:
A. VA = 120km/h; VB = 40km/h
B. VA = 180km/h; VB = 60km/h
C. VA = 60km/h; VB = 20km/h .
D. VA = 60km/h; VB = 180km/h
Câu 14. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì
A. Để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất
B. Để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
C. Để tăng áp suất lên mặt đất
D. Để giảm áp suất lên mặt đất
Câu 15: Một học sinh kéo đều 1 gàu nước có trọng lượng 60N từ giếng sâu lên 6m. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?
A. 360W B. 180W C. 12W D. 720W
Câu 16: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 45km/h. Biết lực cản của không khí và ma sát tác dụng lên ô tô là 200N. Công suất của động cơ ô tô lúc này là:
A. P = 2kW B. P = 2,5kW
C. P = 4,5kW D. P = 5kW
Câu 17: Một máy bơm lớn dùng để bơm nước trong một ao, một giờ nó bơm được 1000m3 nước lên cao 2m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10N/dm3. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Công suất của máy bơm là:
A. 5kW B. 5200,2W
C. 5555,6W D. 5650W
Câu 18: Vật 1 và 2 đang chuyển động với các vận tốc v1 và v2 thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ. Trong các kết luận sau kết luận nào đúng?
A. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.
B. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.
C. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.
D. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.
Câu 19: Một chiếc đu quay trong công viên có đường kính 6m . Một người theo dõi một em bé đang ngồi trên đu quay và thấy em đó quay 10 vòng trong 2 phút. Vận tốc chuyển động của em bé đó là:
A. v = 1,57 m/s. B. v = 0,5 m/s. C. v = 30 m/ ph. D. v = 5 m /ph.
Câu 20: Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì?
A. Thời gian đi của xe đạp. B. Quãng đường đi của xe đạp.
C. Xe đạp đi 1 giờ được 12km. D. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.