Văn bản ngữ văn 9

Châu Anh

Một nhà văn đã viết : Che giấu khuyết điểm của bản thân sẽ không làm ta trở nên tốt đẹp hơn . Uy tín của ta tăng lên nếu ta chấp nhận khuyết điểm .Em hãy trình bày ý kiến của mình đối với nhận xét trên bằng cách kể lại một câu chuyện của bản thân.

Mọi người ơi giúp dùm mình với. Mình đà cần rất gấp. Bạn nào có mình tham khảo với nhé

Đạt Trần
26 tháng 4 2018 lúc 22:08

a. Hiểu được ý nghĩa câu nói:

Trong con người ta luôn tồn tại hai mặt đối lập: Tốt – xấu, cao thượng – hèn nhát, thiện – ác.... nhưng sai lầm khuyết điểm đều thuộc mặt trái của cặp đối lập. Khuyết điểm, sai lầm, lỗi lầm đều phát sinh từ cuộc sống đầy khó khăn phức tạp và nhận thức của con người. những khuyết điểm, sai lầm... ấy sẽ gây hậu quả đối với chính bản thân và người khác. Khuyết điểm, sai lầm, lỗi lầm thì ai cũng mắc, điều quan trọng ta có nhìn thấy, công nhận và sửa chữa hay không?

Những điều lợi – hại của việc che giấu hay trung thực thừa nhận khuyết điểm.

b. Bàn bạc- đánh giá – chứng minh

Bàn bạc, đánh giá Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có lần mắc sai lầm, khuyết điểm nhưng ta biết nhận ra những sai lầm, khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa thì cuộc sống của ta sẽ tốt đẹp hơn. Chân thành, thẳng thắn công nhận khuyết điểm của mình chẳng những tự giúp ta thanh lọc tâm hồn, hướng tới điều thiện, điều tốt mà còn giữ được uy tín trước mọi người cũng như trong công việc. Mọi người sẽ tôn trọng, cảm phục, yêu mến và muốn giúp đỡ ta nhiều hơn. Khi ta mắc sai lầm khuyết điểm mà ta không nhận ra hoặc ta nhận ra nhưng ta "tặc lưỡi" cho qua, nghĩ rằng không ai biết, người khác chỉ ra cho ta mà ta không lĩnh hội tiếp thu để sửa chữa, ta chối bỏ, chống chế, bảo thủ... thì ta sẽ tiếp tục mắc sai lầm, bản thân mất uy tín, mọi người không tôn trọng, không tin tưởng "Nhân vô thập toàn", ở đời không có phương thuốc nào có thể giúp con người ta tránh được mọi thiếu sót, khuyết điểm, nhưng không khó để tìm ra liều thuốc hữu hiệu trong chữa trị. Người phạm sai lầm phải dũng cảm nhận lỗi nhưng đi kèm với đó phải quyết tâm sửa chữa, khắc phục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi". Chứng minh trong thực tế.

c. Bài học được rút ra:

Trong cuộc đời ta khó tránh khỏi những khuyết điểm, sai lầm nhưng ta phải biết thành thực nhận khuyết điểm để sửa chữa có như vậy cuộc sống mới thật sự trở nên tốt đẹp Con người phải biết dựa vào chính mình để sinh tồn hòa nhập để sáng tạo và phát triển
Bình luận (1)
vo nguyen
22 tháng 2 2022 lúc 14:49

Sai lầm, khuyết điểm không loại trừ bất cứ một ai. Ông ai có thể khẳng định tôi là người hoàn hảo! Thế nghĩa là sinh ra làm người ai cũng mắc phải khuyết điểm, lỗi lầm , không lớn thì nhỏ. Điều quan trọng là người ta có nhìn thấy khuyết điểm của mình, công nhận và sửa chữa hay không?

Trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt đối lập: Tốt – xấu, cao thượng – thấp hèn, thiện – ác, đúng – sai, phải – trái… Những khuyết điểm con người mắc phải đều thuộc mặt trái của cặp đối lập. Nó đều phát sinh từ cuộc sống đầy khó khăn, phức tạp và nhận thức của con người. Những sai lầm, lỗi lầm lớn đều phát triển từ những khuyết điểm hàng ngày như: lười biếng (lười học tập, lười lao động), nói dối, nói xấu, cẩu thả, nóng nảy, hách dịch, ích kỉ, bảo thủ, che giấu, mặc cảm, tự ti, tự phụ, thiếu suy nghĩ, thiếu thận trọng dẫn đến những hành động sai, gây hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân và người khác.

Đúng là không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình. Những khuyết điểm, sai lầm do chính ta gây ra, nếu ta tự nhìn thấy mà tặc lưỡi cho qua, nghĩ rằng không ai biết, ta sẽ tiếp tục phạm sai lầm. Nếu được người khác vạch ra, chỉ rõ mà ta chối bỏ, lấp liếm, bảo thủ, đổ lỗi cho người khác thì không những ta không tiến bộ được mà hậu quả ngược lại, càng làm cho khuyết điểm gia tăng, bản thân mất uy tín, mọi nười không còn tôn trọng, không còn tin tưởng ta nữa. Vậy nếu ta chân thành, thẳng thắn công nhận khuyết điểm của mình chẳng những tự ta thanh lọc tâm hồn, hướng tới điều thiện, điều tốt mà còn giữ được uy tín trước mọi người cũng như trong công việc. Mọi người sẽ tôn trọng, cảm phục, yêu mến và giúp đỡ ta nhiều hơn

Một học sinh không thừa nhận việc quay cóp, lười biếng, thiếu trung thực của mình, là việc làm xấu, là sai, có ảnh hưởng tới nhân cách, tương lai thì học sinh đó sau này sẽ không thể trở thành người có đức, có tài được. Một anh bộ đội không chấp hành nghiêm chỉnh điều lệnh quân đội, bị đưa ra kiểm điểm, chẳng những anh ta không nhận khuyết điểm mà còn đổi lỗi cho người khác là soi mói, nhỏ mọn, khắt khe. Từ đó anh ta sinh ra chán nản, bỏ đơn vị, bỏ nhiệm vụ. Rồi anh bị kỉ luật, bị mất uy tín. Như thế chẳng phải là che giấu khuyết điểm của bản thân sẽ không làm ta trở nên tốt đẹp hơn sao?

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hiền Hòa
Xem chi tiết
Hàn Nguyệt Băng
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Thảo Ngọc Huỳnh
Xem chi tiết
Thảo Ngọc Huỳnh
Xem chi tiết
Đỗ Tấn Dũng
Xem chi tiết
Lê Quang Hiếu
Xem chi tiết
choi jren goren
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết