Hạt prôtôn có động năng 5,48 MeV được bắn vào hạt nhân \(_4^9Be\) đứng yên thì thấy tạo thành một hạt nhân \(_3^6Li\) và một hạt X bay ra với động năng bằng 4 MeV theo hướng vuông góc với hướng chuyển động của hạt prôtôn tới. Tính vận tốc chuyển động của hạt nhân Li (lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u gần bằng số khối). Cho \(1u = 931,5 MeV/c^2\).
A.10,7.106 m/s.
B.1,07.106 m/s.
C.8,24.106 m/s.
D.0,824.106 m/s.
Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân Be đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng
A.3,125 MeV.
B.4,225 MeV.
C.1,145 MeV.
D.2,125 MeV.
Hạt prôtôn có động năng 6 MeV bắn phá hạt nhân \(_4^9Be\) đứng yên tạo thành hạt α và hạt nhân X. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương chuyển động của prôtôn với động năng bằng 7,5 MeV. Cho khối lượng của các hạt nhân bằng số khối. Động năng của hạt nhân X là
A.6 MeV.
B.14 MeV.
C.2 MeV.
D.10 MeV.
Dùng một hạt α có động năng 7,7 MeV bắn vào hạt nhân \(_7^{14}N\) đang đứng yên gây ra phản ứng \(\alpha + _7^{14}N \rightarrow _1^1p + _8^{17}O\) . Hạt prôtôn bay ra theo phương vuông góc với phương bay tới của hạt α. Cho khối lượng các hạt nhân: mα = 4,0015u; mp = 1,0073 u; mN14 = 13,9992 u; mO17 = 16,9947 u. Biết 1 u = 931,5 MeV/c2. Động năng của hạt nhân \(_8^{17}O\) là
A.2,075 MeV.
B.2,214 MeV.
C.6,145 MeV.
D.1,345 MeV.
Bắn hạt α vào hạt nhân nguyên tử nhôm đang đứng yên gây ra phản ứng: \(_2^4 He + _{13}^{27}Al \rightarrow _{15}^{30}P + _0^1n\) . Biết phản ứng thu năng lượng là 2,70 MeV; giả sử hai hạt tạo thành bay ra với cùng véctơ vận tốc và phản ứng không kèm bức xạ γ. Lấy khối lượng của các hạt tính theo đơn vị u có giá trị bằng số khối của chúng. Động năng của hạt α là
A.2,70 MeV.
B.3,10 MeV.
C.1,35 MeV.
D.1,55 MeV.
Dùng hat alpha có động năng K= 5,3 MeV bắn vào hạt nhân beri đứng yên, ta được hai 2 hạt nhân cacbon 12/6 C và nơtron chuyển động theo phương vuông góc nhau. Coi gần đúng khối lượng các hạt nhân bằng số khối của chúng, hãy tính động năng của nơtron. Biêt phán ứng tỏa năng lượng W= 5.7 MeV.
Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng mB và hạt α có khối lượng \(m_{\alpha}\). Tỉ số giữa động năng của hạt nhân B và động năng của hạt α ngay sau phân rã bằng
A.\(\frac{m_{\alpha}}{m_{\beta}}.\)
B.\((\frac{m_{\beta}}{m_{\alpha}})^2.\)
C.\(\frac{m_{\beta}}{m_{\alpha}}.\)
D.\((\frac{m_{\alpha}}{m_{\beta}})^2.\)
Cho phản ứng hạt nhân sau: \(\alpha + _7^{14}N \rightarrow p + _8^{17} O\) . Hạt α chuyển động với động năng 9,7 MeV đến bắn vào hạt N đứng yên, sau phản ứng hạt p có động năng 7,0 MeV. Cho biết: mN = 14,003074 u; mp = 1,007825 u; mO = 16,999133 u; mα = 4,002603 u. Xác định góc giữa các phương chuyển động của hạt α và hạt p ?
A.25o.
B.41o.
C.52o.
D.60o.
Bắn hạt proton với KP = 1,46MeV vào hạt nhân Li đứng yên, tạo ra hai hạt nhân giống nhau có cùng khối lượng là mX cà cùng động năng. Cho mLi = 7,0142u, mP = 1,0073u, mX = 4,0015u và 1u = 931,5MeV/c2. Hai hạt sau phản ứng có vectơ vận tốc hợp nhau một góc là?