Nội dung lý thuyết
PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH
I. Cơ chế của phản ứng phân hạch
1. Phản ứng phân hạch
Phân hạch là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.
2. Phản ứng phân hạch kích thích
\(n+X\rightarrow X'\rightarrow Y+Z+kn\)
II. Năng lượng phân hạch
1. Phản ứng phân hạch tỏa năng lượng
Xét phản ứng
\(^1_0n+_{92}^{235}U\rightarrow_{92}^{236}U^{\circledast}\rightarrow_{39}^{95}Y+_{53}^{138}I+3_0^1n\)
2. Phản ứng phân hạch dây chuyền
Sự phân hạch của một hạt nhân urani còn kèm theo sự giải phóng nơtron. Các nơtron này có thể kích thích các hạt nhân khác của chất phân hạch để tạo nên những phản ứng phân hạch mới.
Các phản ứng phân hạch xảy ra liên tiếp tạo thành một phản ứng dây chuyền.
Giả sử sau mỗi lần phân hạch, có \(k\) nơtron được giải phóng thì sau \(n\) lần phân hạch liên tiếp, số nơtron giải phóng là \(k^n\) và kích thích \(k^n\) phân hạch mới.
3. Phản ứng phân hạch có điều khiển
Trong các lò phản ứng hạt nhân, người ta dùng những thanh điều hiển để phản ứng phân hạch xảy ra với hệ số \(k=1.\)
Nhiên liệu phân hạch trong các lò phản ứng thường là \(^{235}U\) hay \(^{239}Pu\).
Năng lượng tỏa ra từ lò phản ứng không đổi theo thời gian.