Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

luffy monkey

Mỗi sớm mai thức dậy

Lũy tre xanh rì rào

Ngọn tre cong gọng vó

Kéo mặt trời lên cao

( Lũy tre - Nguyễn Công Dương )

và nhà thơ Nguyễn Duy lại viết :

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre tre nhường cho con

( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy )

Em hãy nêu cảm nhận của em về 2 đoạn thơ trên

Đạt Trần
16 tháng 7 2018 lúc 22:25

Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả cả đấy

+Ở đoạn 1: Nhà thơ nói:

Ngọn tre cong gọng vó

Kéo mặt trời lên cao.

Các sự vật: ngọn tre-gọng vó-mặt trời vốn dĩ không liên quan tới nhau. Nhưng qua liên tưởng, tưởng tượng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ trên, các sự vật này dường như có sự liên hệ với nhau: ngọn tre cong cong như cái gọng vó, cái gọng vó lại đang kéo mặt trời lên cao. Cảnh vật như hoà quyện vào nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ.

Đó chính là hình ảnh nhân hóa

Hình tượng ngọn tre,gọng vó kéo mặt trời lên cao của NCD thật độc nhất vô nhị!
Đoạn thơ chân thật mà lãng mạn… hình tượng tre xanh ngàn đời đã song hành bao thế hệ con người được NCD khắc họa thật có ý nghĩa…

+Đoạn thơ 2 lại là ngược lại:Cây tre đâu chịu mọc cog

– Hình ảnh (măng tre) nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất khuất của loài tre (hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam!).

– Hình ảnh (cây tre) lưng trần phơi nắng phơi sương có ý nói lên sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống…

– Hình ảnh có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho ta nghĩ đến sự che chở, hi sinh tất cả mà người mẹ dành cho con; thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động.

Bình luận (0)
pham thu hoai
16 tháng 7 2018 lúc 20:46

-Bằng hình ảnh so sánh:tre nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh,hiên ngang bất khuất của loài tre.Dẫu mới mọc mà tre đã nhọn như chông chứ không chịu mọc cong.Từ "đâu chịu"khẳng định điều đó.và đó cũng là phẩm chất,ý chí của dân tộc Việt Nam.

-"Lưng trần phơi nắng phơi sương" đây là hình ảnh nhân hoad ẩn dụ đẹp diễn tả sự giãi dầu chịu đưng khó khăn thử thách trong gian nan vất vả...nhưng tre vẫn che chở ,hi sinh tất cả vì con :"có manh áo cộc tre nhường cho con'' lòng thơ thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động đó phải chăng là đức tính cao đẹp của người mẹ Việt Nam.

-Với hai cặp thơ lục bát,lới thơ nhẹ nhàng Nguyễn Duy đã giúp chúng ta hiểu thêm và cảm phục đức tính tốt đẹp của cây tre và cũng là những phẩm chất đáng quý của con người,dân tộc Việt Nam.Đọc thơ Nguyễn Duy ta càng hiểu tài năng và tình cảm của nhà thơ.

Bình luận (1)
Thiên Chỉ Hạc
17 tháng 7 2018 lúc 14:48

Cảm nhận về tre Việt Nam :

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay:

"Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Bùi Trần Thanh Hương
Xem chi tiết
Lê Thị Hải Anh
Xem chi tiết
ngô ngọc linh
Xem chi tiết
Kiên NT
Xem chi tiết
Sứ Giả Như Lai
Xem chi tiết
Sakura ❤
Xem chi tiết
Vũ Huy Hoàn
Xem chi tiết
Vũ Huy Hoàn
Xem chi tiết
Ko Biết
Xem chi tiết