Soạn văn lớp 7

quynh nhu nguyen

Mỗi nhóm chọn một bài trong chùm ca dao trên và trả lời các câu hỏi sau:

a/ Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?

b/ Tình cảm, cảm xúc nổi bật được thể hiện qua bài ca dao là gì?

c/ Để thể hiện những nội dung và cảm xúc ấy, tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ ra tác dụng của chúng.

Trang Trần
26 tháng 8 2017 lúc 9:02

a)

Bài 1: Là lời của người mẹ khi ru con, nói với con

Bài 2: Là lời người con gái lấy chồng xa quê, nói với mẹ và quê mẹ. Bài 3: Là lời của cháu con nói với ông bà (hoặc nói với người thân) về nỗi nhớ ông bà.
Bài 4: Lời anh, em nói với nhau.

b)

Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. b,Bên cạnh những đặc điểm chung với thơ trữ tình (có vần, nhịp, sử dụng nhiều biện pháp tu từ,...), ca dao, dân ca có những đặc thù riêng: + Ca dao, dân ca thường rất ngắn, đa số là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ. + Sử dụng thủ pháp lặp (lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,...) như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
26 tháng 8 2017 lúc 13:19

a)

Bài 1: Là lời của người mẹ khi ru con, nói với con.
Bài 2: Là lời người con gái lấy chồng xa quê, nói với mẹ và quê mẹ.
Bài 3: Là lời của cháu con nói với ông bà (hoặc nói với người thân) về nỗi nhớ ông bà.
Bài 4: Lời anh, em nói với nhau.

b) - Bốn bài ca dao đều nói về tình cảm gia đình: đó là tình cha con, mẹ con, con cháu đối với ông bà, tình an hem một nhà gắn bó. - Đó là những tình cảm ruột thịt thiêng liêng mà bất cứ con người nào cũng có và cũng cần phải bảo vệ. = > Điều này có trong ghi nhớ, em hãy học thuộc. c) - Đều được làm bằng thể thơ lục bát. - Sử dụng từ ngữ, hình ảnh quen thuộc như: núi, biển, nuột lạt, chân, tay. - Âm điệu tâm tình ngọt ngào, tựa như lời nhắn nhủ.

Bình luận (0)
Đạt Trần
26 tháng 8 2017 lúc 14:57

Bn ko cho biết thì biết trả lời ra sao

Bình luận (1)
nguyen thi vang
19 tháng 9 2017 lúc 5:38

Mỗi nhóm chọn một bài trong chùm ca dao trên và trả lời các câu hỏi sau:

a/ Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?

- Bài ca dao số 1 : Bài ca dao là lời của mẹ nói với con khi ru con ngủ .

- Bài ca dao số 2 : Bài ca dao là lời của người lớn nói với con cháu hoặc là lời của anh em nói với nhau. Dựa vào từ "anh em", "bác mẹ"

- Bài ca dao số 3 : Bài ca dao là lời đối đáp của chàng trai, cô gái. Dựa vào từ "chàng ơi", "Nàng ơi"

- Bài ca dao số 4 : Bài ca dao là lời của chàng trai nói vói cô gái . Dựa vào từ"thân em"

b/ Tình cảm, cảm xúc nổi bật được thể hiện qua bài ca dao là gì?

- Bài ca dao số 1 : Diễn tả công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở bổn phận làm con trước công lao ấy.

- Bài ca dao số 2 : Anh em phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng

- Bài ca dao số 3 : Tình cảm của người dân : thể hiện sự hiểu biết , niềm tự hào và tình yêu que hương đất nước.

- Bài ca dao số 4 : Chàng trai ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng để cô gái bày tỏ cảm xúc.

c/ Để thể hiện những nội dung và cảm xúc ấy, tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ ra tác dụng của chúng.

- Bài ca dao số 1 :

+ Biện pháp nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ (núi cao ,biển rộng), từ láy (mênh mông) , Đối xứng (công cha- nghĩa mẹ), Thể thơ lục bát : ngọt ngào , sâu lắng đi vào lòng người.

=> Làm nổi bật công bưlao to lớn của cha mẹ.

- Bài ca dao số 2 :

+ Biện pháp nghệ thuật : so sánh

=> Biểu hiện sự yêu thương, gắn bó của anh em

- Bài ca dao số 3 :

+ biện pháp nghệ thuật : Hình thức đối đáp : người hỏi - người trả lời

=> Tác dụng : Sư am hiểu , làm nổi bật cảnh đẹp của quê hương , đất nước.

- Bài ca dao số 4 :

+ Biện pháp nghệ thuật :

* So sánh : thân em với chẽn lúa đòng đòng

* Thể thơ lục bát : có sự phá thể , câu 12; câu 7, 8 từ

* Từ láy : đòng đòng, phất phơ, mênh mông

* Từ ngữ địa phương : tê, ni

* Đảo ngữ : mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông

* Đối xứng :

+ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng

+ Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng

=> Tác dụng : Sự tre trung và đầy sức sống giữa xánh đồng và cô gái

- Ca dao thể hiện tâm tư , tình cảm với gia đình, quê hương.

Bình luận (4)

Các câu hỏi tương tự
Lê Phan Bảo Như
Xem chi tiết
thu nguyen
Xem chi tiết
Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
quynh nhu nguyen
Xem chi tiết
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Phong
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Thảo Ngân
Xem chi tiết
nguyễn đỗ trung tín
Xem chi tiết
Tú Nguyên Phan
Xem chi tiết