Đề kiểm tra 1 tiết - Đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dinh Quynh

mọi người ơi giải hộ t bài này vs. em cần gấp ak
" nêu đặc điểm cấu tạo của bộ xương người phù hợp với chức năng"

Nhã Yến
23 tháng 10 2017 lúc 19:23

* Đặc điểm cấu tạo của bộ xương người phù hợp với chức năng :

Hỏi đáp Sinh học

Nguyễn Thị Hoàng Dung
23 tháng 10 2017 lúc 19:27

+ Người có cột sống dọc(chứ không phải là thẳng) hình chữ S, cong ở 4 chỗ, làm cho trọng lực dồn hết về hai chân, nên có thể đứng thẳng.
+ Người có lồng ngực rộng ra hai bên, vì đứng thẳng thì hai tay được thả lỏng, không bị gò bó như khi di chuyển bằng tứ chi, nên nó nở rộng ra hai bên.
+ Xương đùi của người lớn, khỏe hơn xương tay, vì xương chân phải lớn khỏe để nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể.
+ Xương chậu lớn, vì xương chậu là nơi gắn xương đùi nên, trước khi trọng lượng ồn vào xương đùi thì xương chậu "lãnh hết " trọng lượng của cơ thể, nên xương chậu lớn.
+ Xương bàn chân hình vòm để giữ thăng bằng cho cơ thể trong trạng thái đứng thẳng người.
+Xương gót chân phát triển và lớn cũng góp phần nâng đỡ cơ thể và giữ thăng bằng.

lưu ý: đây là nói về bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân

Giap Nguyen Hoang
23 tháng 10 2017 lúc 20:54

* Cấu tạo và chức năng của xương dài

-Hai đầu xương là mô xương xốp có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, phân tán lực tác động và tạo ô chứa tủy đỏ xương.

- Bọc hai đầu xương là lớp sụn để giảm ma sát trong đầu xương.

-Đoạn giữa là thân xương. Thân xương hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng\(\rightarrow\) mô xương cứng\(\rightarrow\) khoang xương.

+ Màng xương giúp xương phát triển về bề ngang.

+Mô xương cứng chịu lực, đảm bảo tính vững chắc cho xương.

+Khoang xương chứa tủy xương, ở trẻ em là tuỷ đỏ sinh hồng cầu; ở người trưởng thành tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng.

* Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt

- Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống

+ Bên ngoài là mô xương cứng.

+Tiếp đến là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và hốc trống nhỏ như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.

*Phần sọ não:

Gồm có 8 xương: 1 xương trán, 2 xương đỉnh, 2 xương thái dương, 1 xương chẩm, 1 xương bướm, 1 xương sàng. Các xương sọ não đều là loại xương dẹt. Một số xương có xoang chứa khí (như xương trán, xương bướm, xương sàng).

- Xương trán. Nằm ở phần trước, tiếp khớp ở phía sau với xương đỉnh bởi đường khớp vành, với cánh lớn xương bướm bởi đường khớp bướm trán, ở phía dưới với xương gò má, với xương mũi và mỏm trán trên bởi bờ mũi. - Xương đỉnh. Gồm 2 xương hình tứ giác nằm 2 bên đường khớp giữa của hộp sọ, thuộc phần trên của hộp so. Phía trước tiếp giáp với xương trán, phía sau giáp xương chẩm, phía bên tiếp giáp bờ xương thái dương. - Xương thái dương. Cấu trúc phức tạp, gồm 3 phần: phần trai, phần đá và phần nhĩ. Phần trai tạo nên thành bên của hộp sọ, phía trên tiếp khớp với xương đỉnh; phía trước tiếp khớp với cánh lớn xương bướm; phía sau khớp với xương chẩm. Có mỏm chũm phát triển. Phần đá nằm chếch ở nền sọ, giữa xương bướm và xương chẩm, có hình tháp không đều. Có mỏm trâm dài nhọn. Phần nhĩ là mảnh xương cong hình lòng máng, tạo nên ống tai ngoài. - Xương chẩm. Nằm ở phần sau và đáy sọ, gồm 3 phần: phần trai, phần nền và 2 bên. Phần trai chẩm ở mặt ngoài có u chẩm ngoài (có thể sờ thấy trên người sống), có mào chẩm ngoài và 2 đường cong chẩm trên (là nơi mắc cơ thang và cơ chẩm); Phần bên mặt ngoài có lồi cầu chẩm để khớp với đốt sống cổ1; Phần nền mặt ngoài hình vuông có củ hầu, phía trước củ hầu có hố lõm chứa tuyến hạnh nhân hầu. Mặt trong lõm để chứa hành não và cầu não. Có lỗ chẩm lớn - Xương bướm. Nằm ở giữa nền sọ. Phía trước tiếp khớp với xương trán, xương sàng; phía sau tiếp khớp với xương chẩm; hai bên tiếp khớp với xương thái dương. Xương bướm hình con bướm, cấu tạo phức tạp gồm 1 thân bướm ở giữa, 1đôi cánh lớn,1đôi cánh nhỏ và ở mặt dưới thân có 2 chân bướm. Mặt trên thân có lõm yên ngựa chứa tuyến yên – là một tuyến nội tiết quan trọng. Xoang xương bướm chứa khí. - Xương sàng. Là một xương của phần trước nền sọ nằm khuất trong sọ mặt, tham gia tạo thành hốc mũi và hốc mắt. Xương sàng có cấu tạo phức tạp, hình dáng giống chiếc cân, gồm có 3 phần: mảnh thẳng, mảnh sàng (mảnh ngang) và mê đạo sàng. Mảnh sàng là một mảnh xương nằm ngang có nhiều lỗ nhỏ (gọi là lỗ sàng) để thần kinh khứu giác từ mũi đi qua. Ở giữa mảnh sàng nhô lên một mấu xương dày hình tam giác gọi là mào gà cho liềm của đại não bám. Bờ trước của mào gà ngắn, tạo nên cánh mào gà để khớp với xương trán. Mảnh thẳng đứng là một mảnh xương thẳng góc với mảnh sàng. Mảnh này ở dưới tạo thành một phần của vách mũi chia khoang mũi thành 2 ngăn, ở trên nhô lên tiếp với mào gà. Mê đạo sàng gồm 2 khối xương có nhiều hốc chứa khí, đó là các xoang sàng được treo ở dưới 2 bên mảnh sàng. *Phần sọ mặt: Gồm 14 xương: 2 xương hàm trên, 2 xương gò má, 2 xương mũi, 2 xương lệ, 2 xương xoăn, 2 xương hàm dưới, 2 xương lá mía. Ngoài ra còn có 1 xương móng không trực tiếp nối với sọ. Xương móng là nơi bám của nhiều cơ dưới hàm, cơ lưỡi. - Xương hàm trên cấu tạo phức tạp, nó tham gia vào hình thành hốc mắt, hốc mũi, vòm miệng. Thân xương hàm trên có xoang chứa khí thông với xoang mũi. - Xương gò má nối xương hàm trên với hộp sọ. - Xương mũi là xương nhỏ và dài, tạo nên sống mũi - Xương lệ. là xương rất nhỏ và mỏng nằm ở thành trước trong của ổ mắt, có rãnh lệ thông với xoang mũi (khi khóc nước mắt qua ống lệ tràn vào mũi) - Xương xoăn nằm phía ngoài 2 bên khoang mũi. - Xương khẩu cái tạo thành vòm khẩu cái ngăn cách khoang mũi và miệng - Xương lá mía là xương lẻ rất mỏng, nằm sau vách mũi, tạo nên vách ngăn dọc khoang mũi. - Xương hàm dưới là xương lẻ duy nhất có khả năng cử động. Phía trước thân xương nhô ra tạo lồi cằm. Nhánh lên của xương hàm tạo thành quai hàm, có mỏm lồi cầu khớp với xương thái dương. - Xương móng là một xương nhỏ, nằm ở cổ, dưới lưỡi, trên xương ức, hình chữ U. Nó không trực tiếp nối với sọ. Cấu tạo gồm có một thân, cặp sừng lớn, cặp sừng nhỏ. Xương móng là nơi bám của nhiều cơ vùng cổ. *Xương cột sống Cột sống người trưởng thành, nhìn nghiêng là một trục cong hình chữ S, có 2 đoạn lồi về trước là đoạn cổ và thắt lưng và 2 đoạn lồi về sau là đoạn ngực và đoạn cùng. Cột sống gồm 33 – 34 đốt sống lớn dần từ trên xuống, được nối với nhau bởi các dây chằng và các đĩa sụn gian đốt. Ở giữa là một ống xương rỗng chứa tủy sống. Hai bên cột sống có các lỗ gian đốt sống để dây thần kinh tủy đi qua. Mỗi đốt sống gồm có cấu tạo chung gồm: 1 thân đốt sống nằm ở phía trước; 1cung đốt sống nằm ở phía sau; hai bên có mấu ngang nằm; phía sau có 1 mấu gai. Phần cung của mỗi đốt sống còn có 2 đôi diện khớp (1 đôi trên và 1 đôi dưới) và có 1 khuyết trên, 1 khuyết dưới. Các khuyết của 2 đôt sống cạnh nhau tạo thành lỗ gian đốt. Thân và cung đốt sống tạo nên lỗ đốt sống Cột sống được chia thành 5 đoạn: - Đoạn cổ gồm 7 đốt, có lỗ đốt sống to ở giữa và 2 lỗ nhỏ ở hai bên mấu ngang. Mấu gai dài dần từ đốt cổ 2 đến 7 và thường chẻ làm đôi (trừ đốt 7). Mặt thân đốt sống cổ nhỏ, dẹt, hình yên ngựa (làm cho đầu và cổ cử động linh hoạt). Trong quá trình tiến hóa, đốt sống cổ đã có sự biến đổi đặc biệt: đốt 1 biến đổi thành đốt đội; đốt 2 biến đổi thành đốt trục. Đốt đội có hình vòng khuyên, không có thân, mỏm gai, các khuyết và mấu khớp mà có 2 cung trước và sau, có mỏm ngang dài, mặt trên của khối bên có hõm khớp hình bầu dục để khớp với lồi cầu chẩm. Đốt trục có 1 thân nhỏ, trên thân có mỏm răng làm trục quay cho đốt đội. Hai bên mỏm răng có các diện khớp. - Đoạn ngực gồm 12 đốt, có đặc điểm chung là các đốt sống tương đối lớn, có một thân. Mỗi bên thân đốt sống có 2 diện khớp sườn (trên và dưới) để khớp với các đầu sườn. Mỏm ngang của các đốt sống ngực đều có hố sườn ngang để khớp với củ lồi sườn. Trên cung mỗi đốt sống có một khuyết làm thành lỗ gian đốt sống. Các mỏm gai dài dần và hướng xuống dưới, nhằm hạn chế sự cử động của phần ngực. Riêng đốt sống ngực 10 không có diện sườn dưới. Đốt ngực 11 và 12 chỉ có 1 hồ sườn để khớp với các xương sườn tương ứng, các mỏm ngang không có hố sườn ngang. -Đoạn thắt lưng có 5 đốt, có đặc điểm chung là thân đốt sống dày và lớn nhất, lỗ đốt sống lớn. Diện khớp phát triển mạnh và theo chiều hướng đứng thẳng. Mấu gai to, dày và nằm ngang tạo kiều kiện cho cử động vùng thắt lưng dễ dàng. - Đoạn cùng gồm 5 đốt dính lại với nhau tạo thành một khối hình tháp đỉnh hướng xuống dưới. Mặt trước có 4 đôi lỗ cùng trước, mặt sau lồi có 4 đôi lỗ cùng sau (các lỗ này để dây thần kinh chậu đi qua). Cuối xương cùng có đoạn ống chứa phần cuối tủy sống. Hai bên xương cùng có diện khớp với xương chậu tạo thành chậu – hông. - Đoạn cụt gồm 4 -5 đốt phát triển không đầy đủ, dính lại với nhau. Đây là vết tích đuôi của động vật có xương sống.

*Xương lồng ngực

Lồng ngực được tạo bởi 12 đốt sống ngực, 12 đôi xương sườn, 1 xương ức và hệ thống dây chằng liên kết các phần đốt sống. Khác với động vật, lồng ngực người có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau để thích nghi với tư thế đứng thẳng, chứa và bảo vệ những cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, phổi. Lồng ngực nữ ngắn, tròn hơn lồng ngực nam. Ở trẻ sơ sinh lồng ngực vẫn hẹp bề ngang, rộng theo hướng trước sau. Trong quá trình phát triển, lồng ngực dần dần phát triển rộng 2 bên, hẹp trước sau. Ở người luyện tập TDTT, lồng ngực có thể vừa rộng ngang, vừa nở trước sau, thể tích lớn. - Xương sườn: Là phần chủ yếu của lồng ngực, gồm 12 đôi xương sườn sắp xếp đối xứng hai bên đoạn sống ngực và dược chia thành 3 loại: + Sườn thật: là sườn nối trực tiếp vào xương ức bằng sụn sườn (đôi 1 – 7) + Sườn giả là những sườn cùng chung đoạn sụn với sườn 7 để hợp thành cung sườn (đôi 8 – 10) + Sườn cụt (sườn lửng): không nối với xương ức. Mỗi xương sườn là một tấm xương dài, cong và dẹt, gồm có 2 đầu và 1 thân. Đầu sau cao, có chỏm để khớp với hõm sườn trên thân đốt sống ngực. tiếp theo chỏm là cổ sườn, gần cổ có củ sườn để khớp với diện khớp trên mỏm ngang của đốt sống ngực. Đầu trước rộng bản và thấp hơn đầu sau có sụn sườn khớp với xương ức (trừ đôi 11 và 12) - Xương ức: Là một xương lẻ dẹt và dài nằm phía trước lồng ngực, gồm 3 phần: cán ức, thân ức, mỏm kiếm. Cán xương ức là phần rộng và dày nhất của xương ức, có hõm khớp để khớp với xương đòn, sụn sườn 1 và một phần sụn sườn 2. Các sụn sườn khác khớp với thân xương ức. Thân xương ức hai bên có diện khớp để khớp với các sụn sườn. Mỏm kiếm là phần cuối của xương ức, dẹt, mảnh, nhọn, thường cấu tạo bằng sụn. Xương ức nam thường dài hơn xương ức nữ khoảng 2 cm. * Một số xương khác: -Xương bả vai : Là xương dẹt mỏng nằm phía lưng, hình tam giác, đáy trên đỉnh, đỉnh dưới. Xương có 2 mặt (trước và sau) 3 cạnh (trên, trong, ngoài), tương ứng với 3 góc. Ở mặt lưng có gai vai (gai bả), chia mặt lưng thành 2 hố: hố trên gai nhỏ và hố dưới gai lớn (Là chỗ bám của cơ trên gai và cơ dưới gai. Mặt trước (mặt bụng) áp vào xương sườn làm thành hố dưới vai (là nơi bám của cơ dưới vai). Bờ trên có khuyết mẻ, có dây thần kinh đi qua. Bờ trong mỏng sắc, song song với cột sống. Bờ ngoài (bờ nách) phía trên có hõm khớp (gọi là ổ chảo) để khớp với chỏm cầu xương cánh tay. Ở đây có 1 sụn viền làm cho hõm khớp sâu và rộng thêm nhằm tăng sức bền cho khớp. Góc ngoài có mỏm cùng vai và mỏm quạ. -Xương đòn :Là một xương ống dài khoảng 13,5 -14cm, hình chữ S, dẹt theo hướng trên dưới. Xương gồm hai đầu và một thân. Đầu trong dày nối với xương ức (gọi là đầu ức), đầu ngoài dẹt nối với mỏm cùng vai (gọi là đầu cùng). Xương đòn có tác dụng giữ khoảng cách nhất định giữa xương bả vai và xương ức giúp cho chi trên cử động tự do. - Xương cánh tay :Là loại xương dài, trung bình khoảng 30cm, gồm 2 đầu và 1 thân. Đầu trên có 1 chỏm bán cầu, tiếp là cổ giải phẩu (là chỗ bám của bao khớp). Phía dưới cổ giải phẩu có 2 mấu lồi, gọi là mấu chuyển (hay mấu động): mấu lớn ở ngoài, mấu bé ở trong. Giữa 2 mấu có rãnh liên mấu. Đầu dưới: rộng dẹt theo hướng trước sau, có diện khớp ròng rọc. Mặt trước ròng rọc có hố vẹt (để khớp với mỏm vẹt xương trụ). Mặt sau ròng rọc có hố khuỷu (để khớp với mỏm khuỷu xương trụ). Thân xương dài hình lăng trụ 3 mặt (sau, ngoài, trong) khoảng giữa mặt ngoài có một gờ hình V (gọi là ấn đenta). -Xương trụ: là xương dài gồm 2 đầu 1 thân. Đầu trên to, có hõm khớp bán nguyệt (để khớp với diện khớp ròng rọc xương cánh tay). Đầu dưới bé, có đài quay để khớp với lồi cầu ương cánh tay và đầu dưới xương quay). Thân xương hình lăng trụ 3 mặt (trước, sau, ngoài), tương ứng với 3 cạnh (cạnh ngoài sắc, gọi là mào liên cốt). -Xương quay: là xương song song với xương trụ. Đầu trên khớp với lồi cầu xương cánh tay. Mặt bên đài quay có diện khớp ngoài (để khớp với hõm quay xương trụ). Tiếp là cổ xương quay, phía dưới cổ có củ xương quay (là chỗ bám của gân cơ nhị đầu). Đầu dưới lớn và rộng, có diện khớp (để khớp với xương cổ tay). Mặt trong có diện khớp với đầu dưới xương trụ. -Xương cổ tay thuộc loại xương ngắn, nhỏ, hình khối nhiều mặt. Gồm 8 xương xếp thành 2 hàng. Thứ tự từ ngoài vào trong gồm: Hàng trên: xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp, xương đậu; hàng dưới gồm xương thang, xương thê, xương cả, xương móc. -Xương đốt bàn tay: Gồm 5 xương tương tự nhau, đánh số từ ngoài vào là I g V. Mỗi xương có 2 đầu và 1 thân. Đầu trên bẹt là đầu nền, đầu dưới tròn là đầu chỏm. Các đốt bàn đều sắp xếp trên 1mặt phẳng và ngắn dần từ II g V. Riêng đốt bàn I (đốt bàn ngón cái) được tách ra khỏi mặt phẳng bàn tay. Nhờ đó ngón cái có thể tiếp xúc được với các ngón khác, thích nghi với việc cầm nắm. -Xương đốt ngón tay: Ngón cái có 2 đốt. Các ngón còn lại đều có 3 đốt , thuộc loại xương ngắn. Mỗi đốt cũng có 2 đầu 1 thân. Đầu trên là đầu nền, đầu dưới là đầu chỏm. Thân các đốt ngón tay đều cong theo trục dọc (lồi ở mặt lưng (mu tay), lõm ở mặt gan tay. -Xương chi dưới có cấu tạo tương tự như xương chi trên nhưng to và chất xương dày hơn, phù hợp với chức năng di chuyển và chống đỡ. Xương chi dưới gồm 2 phần là đai hông (đai chậu) và phần xương chi dưới tự do. Xương đai hông gồm 2 xương chậu, xương cùng, xương cụt. -Xương đai hông: Được tạo bởi 2 xương chậu, 1 xương cùng và 1 xương cụt. (xương cùng và xương cụt là phần dưới của cột sống đã được mô tả ở phần xương thân). Mỗi xương chậu là một xương dẹt, hình dạng phức tạp, do 3 xương dính lại (sau 12 tuổi) là xương cánh chậu ở phía trên, xương mu (xương háng) ở phía trước và xương ngồi ở phía sau. Xương chậu giống hình chong chóng có 2 mặt (trong, ngoài), 4 bờ (trước, sau, trên, dưới) và 4 góc. +Mặt ngoài: Ở chính giữa có 1 hõm khớp khá sâu (gọi là ổ cối để khớp với chỏm cầu xương đùi). Phía dưới hõm khớp có 1 lỗ lớn gọi là lỗ bịt và được che bởi màng bịt, trong đó có thần kinh và mạch máu chạy qua. + Mặt trong: Ở chính giữa có 1 gờ nổi lên (gọi là gờ vô danh) chia xương chậu thành 2 phần, phần trên là hố chậu lớn, phần dưới là hố chậu bé. +Bờ trước cong queo, từ trên xuống dưới gồm có gai chậu trước trên, khuyết mẻ 1, gai chậu trước dưới, khuyết mẻ 2, ụ háng. +Bờ sau cũng cong queo như bờ trước, từ trên xuống dưới gồm có gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết hông lớn, gai hông, khuyết hông bé và ụ ngồi. +Bờ trên gọi là mào chậu rộng, cong hình chữ S, có 3 gờ song song là nơi bám của các cơ thành bụng (như cơ chéo lớn, cơ chéo bé, cơ ngang bụng) +Bờ dưới hơi chếch về sau, do ngành xuống của xương háng, ngành lên của xương ngồi tạo nên. -Xương đùi: Là xương dài chắc, chiếm ¼ chiều cao của cơ thể, hơi cong về trước. Gồm 2 đầu và một thân. Đầu trên có chỏm cầu, đỉnh chỏm có 1 lỗ nhỏ để dây chằng tròn bám vào. Tiếp chỏm cầu là cổ xương (còn gọi là cổ giải phẫu) là nơi bám của bao khớp. Chỗ tiếp giáp giữa cổ và thân xương có mấu chuyển lớn (ở phía ngoài) và mấu chuyển bé (ở phía trong). Giữa 2 mấu có gờ liên mấu. Đầu dưới, hình khối vuông, hơi cong ra sau, phía trước có diện khớp ròng rọc (để khớp với xương bánh chè); phía dưới có 2 lỗi cầu (trong và ngoài). Phía sau có hố khoeo hình tam giác. Thân xương hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt (mặt trước, trong và ngoài) và 3 bờ, bờ sau sắc gọi là đường ráp. - Xương cẳng chân: Gồm xương chày, to ở trong và xương mác, bé ở ngoài. +Xương chày : Là xương chắc nhất cơ thể, dài khoảng 32 cm, có hai đầu và một thân. Đầu trên phát triển mạnh mang 2 lồi củ 2 bên. Trên hai lồi củ có hai hõm khớp (để khớp với hai lồi cầu xương đùi). Giữa hai hõm khớp có hai gai chày nhỏ. Mặt trước có lồi củ xương chày là nơi bám của cơ tứ đầu đùi. Phía ngoài có diện khớp với xương mác. Đầu dưới hình hơi vuông, phía trong có mỏm trâm để khớp với xương sên của bàn chân tạo thành mắt cá trong. Phía ngoài có hõm khớp với xương mác. Thân xương chày hình lăng trụ tam giác 3 mặt (trước, ngoài, sau), tương ứng với 3 bờ (trước, trong, ngoài). Bờ trước rất sắc gọi là mào liên cốt có thể sờ thấy qua da. +Xương mác : Là xương nhỏ chắc. Đầu trên không khớp với đầu xương đùi mà chỉ dính vào xương chày. Đầu dưới nhọn, phình ra tạo nên mắt cá ngoài. Thân xương hình lăng trụ, có 3 mặt, 3 bờ. Bờ trong sắc là nơi bám của màng liên cốt. Mắt cá trong và mắt cá ngoài tạo thành gọng kìm, kẹp lấy xương sên của gót chân, tạo sự vững chắc khi hoạt động. +Xương bánh chè : Là loại xương vừng lớn nhất cơ thể, nằm trước khớp gối, có tác dụng không cho xương cẳng chân gập về trước. -Xương bàn chân: Gồm các xương cổ chân, các xương đốt bàn chân, các xương đốt ngón chân. -Xương cổ chân: Gồm 7 xương xếp thành 2 hàng. Hàng trước gồm xương ghe, xương hộp và 3 xương chêm (châm I, II, III, tính từ trong ra). Hàng sau gồm xương sên ở trước và xương gót ở phía sau. Xương sên hình ốc sên, khớp với xương cẳng chân qua 3 diện khớp và chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể. Xương gót là xương to nhất của bàn chân, kéo dài về phía sau tạo thành củ gót. Phía trên khớp với xương sên, phía trước khớp với xương hộp.3 xương chêm, xương ghe, xương hộp và các xương đốt bàn tạo nên vòm chân Ở người có 3 loại vòm bàn chân: loại bình thường, loại vòm cao và loại vòm chân bẹt. Vòm bàn chân bẹt sức bền, sức bật kém đi bộ, chạy việt dã hay bị đau. +Xương đốt bàn chân: Gồm 5 xương ngắn, mỗi xương đều có 1 đầu nền (khớp với xương cổ chân), và 1 đầu chỏm (khớp với xương đốt ngón). Thân xương hình lăng trụ tam giác hơi cong lồi về phía mu chân. +Xương đốt ngón chân: Ngón cái có 2 đốt, 4 ngón còn lại có 3 đốt . Mỗi đốt gồm 1 thân, 1 đầu nền và 1 đầu chỏm. Các đốt ngón chân cấu tạo như đốt ngón tay, nhưng ngắn hơn, không có chỗ phình như ngón tay. Do bạn nói :" nêu đặc điểm cấu tạo của bộ xương người phù hợp với chức năng" nên mik ghi tất cả vào. Lần sau bạn nên đề rõ rành hơn.

Các câu hỏi tương tự
Lê Phương Thảo
Xem chi tiết
Trang Thu
Xem chi tiết
Trần Khánh Hoài
Xem chi tiết
Huân Bùi
Xem chi tiết
Trần Minh An
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
phùng thị lan anh
Xem chi tiết
trần thị bảo trúc
Xem chi tiết
đỗ mỹ duyên
Xem chi tiết