Đề kiểm tra 1 tiết - Đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
trần thị bảo trúc

câu 1. vận dụng giải thích một số hiện tượng phản xạ ở người.

câu 2. chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể

câu 3. khớp xương và chức năng của khớp xương. cho ví dụ

câu 4. các biện pháp vệ sinh hệ vận động

câu 5. chứng minh những đặc điểm của bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân

câu 6. hoạt dộng chủ yếu của bạch cầu; sự đông máu

câu 7. cấu tạo tim

câu 8. so sánh động mạch, tĩnh mạch, mao mạch và tốc độ di chuyển của máu

câu 9. các biện pháp phòng tránh, hạn chế các bệnh về tim, mạch

câu 10. vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mệt mỏi

Mai Hiền
6 tháng 11 2020 lúc 11:36

Câu 1:

Ta sẽ rụt tay khi chạm tay phải những chiếc gai nhọn phản xạ không điều kiện vì phản xạ này chúng tay không cần qua quá trình học tập và rèn luyện mà từ khi sinh ra đã có.

Khi da tay chạm tay phải những chiếc gai nhọn thì sẽ có 1 xung thần kinh đi từ cơ quan thụ cảm (là da) bằng nơron hướng tâm đến cơ quan trung ương. Từ cơ quan trung ương đi ra bằng nơron li tâm đến cơ quan phản ứng. Giúp tay ta rụt vào khi chạm tay phải những chiếc gai nhọn

Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
6 tháng 11 2020 lúc 11:37

Câu 2:

- Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.

- Tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau, bao gồm:

+ Màng sinh chất.

+ Chất tế bào (cỏ chứa các bào quan)

+ Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thế, nhân con.

- Dù ở cơ thể đơn bào hay đa bào, tế bào đều thực hiện được chức năng sống của mình: trao đổi chất, sinh trưởng, cảm ứng, sinh sản

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.



Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
6 tháng 11 2020 lúc 11:41

Câu 3:

Khái niệm khớp xương:

Khớp xương hoặc bề mặt khớp là bộ phận kết nối các xương trong cơ thể để tạo thành một hệ thống xương tổng thể. Các khớp giữ nhiệm vụ hỗ trợ các chuyển động khác nhau của cơ thể.

Các khớp cũng được phân loại theo chức năng và nguyên lý hoạt động cụ thể như sau:

Khớp bất động: Đây là các khớp cố định và không thể chuyển động trong suốt thời gian tồn tại và phát triển. Khớp bất động điển hình và các khớp giữa xương sọ. Khớp bán chuyển động: Hay còn được gọi là khớp sụn. Các khớp này có nhiệm vụ giữ chặt hai đoạn xương lại với nhau để hạn chế việc di chuyển. Các đốt sống là khớp bán chuyển động phổ biến. Khớp chuyển động: Hay còn được gọi là khớp hoạt dịch. Đây là khớp chứa các chất lỏng hoạt dịch để hỗ trợ việc di chuyển khớp mà không gây ra ma sát và tổn thương. Đây là khớp phổ biến nhất trong cơ thể bao gồm khớp vai, khớp gối.

Chức năng của khớp như sau:

Khớp hoạt dịch là khớp phổ biến nhất trong cơ thể và giúp cơ thể di chuyển tự do. Khớp hoạt dịch được bao quanh bởi vô số mô sợi hoặc các viên nang khớp. Các viên nang này chứa đầy chất lỏng giúp bôi trơn và giảm ma sát giữa các xương. Khớp cầu hỗ trợ chuyển động xoay và các chuyển động linh hoạt của xương. Vai và hông là hai khớp hình cầu phổ biến. Khớp cầu lồi không thể xoay tròn nhưng rất linh hoạt cho các chuyển động trục. Khớp hàm và khớp ngón tay là hai khớp cầu lồi phổ biến. Khớp trượt cho phép xương di chuyển qua lại. Khớp mắt cá chân và khớp cổ tay là hai khớp trượt phổ biến. Khớp bản lề hoạt động như một chiếc bản lề cho phép xương uốn cong.

Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
6 tháng 11 2020 lúc 11:43

Câu 4:

- Lao động vừa sức

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để bảo vệ và tạo điều kiện cho cơ, xương phát triển.

- Ăn uống phù hợp, đủ chất dinh dưỡng
- Khi mang vác hay học tập cần chú ý chống cong vẹo cột sống

Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
6 tháng 11 2020 lúc 11:47

Câu 6:

Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

* Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:

- Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng

- Limpho B: Tiết kháng thể gây kết dính kháng nguyên để vô hiệu hóa vi khuẩn

- Limpho T: Phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng, rồi tiết protein đặc hiệu làm tan tế bào nhiễm



Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
6 tháng 11 2020 lúc 11:49

Câu 7:

- Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim. Tim là một khối cơ rỗng, được chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.

- Độ dày của các thành tim ở các buồng thay đổi tùy theo chức năng của nó. Thành cơ tim thất trái dày gấp hai đến bốn lần thành thất phải, do nó phải bơm máu với áp lực cao hơn để thắng sức cản lớn của tuần hoàn hệ thống.
- Năng lượng cần thiết cho sự chuyển động của máu xuất phát từ thành cơ tim.

Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
6 tháng 11 2020 lúc 11:53

Câu 10:

- Một chu ki hoạt động của tim gồm 3 pha ~ 0,8s
Pha co 2 tâm nhĩ = 0,1s; pha co 2 tâm thất = 0,3s; giãn chung = 0,4s.
- Tâm nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s ; tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s
- Thời gian nghỉ ngơi nhiều, đủ đẻ phục hồi hoạt động.
- Lượng máu nuôi tim nhiều: chiếm 1/10 lượng máu của toàn bộ cơ thể
=> Tim hoạt động suốt đời mà ko biết mệt mởi vì tim làm việc và nghỉ nghơi 1 cách hợp lí, nhịp nhàng. Tim làm việc 0,4s và nghỉ nghơi 0,4s xen kẽ nhau do đó tim làm việc suốt đời mà ko mệt mỏi.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hương San
Xem chi tiết
Trang Thu
Xem chi tiết
Lê Hà Ny
Xem chi tiết
Lê Phương Thảo
Xem chi tiết
Kuroba Kaito
Xem chi tiết
thủy Trần
Xem chi tiết
Lê Hà Ny
Xem chi tiết
lulu3
Xem chi tiết
Lê Hà Ny
Xem chi tiết