Hỗn hợp X gồm C2H4(OH)2 và 0,2 mol chất Y. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần 21,28lit O2 đktc, thu được 35,2g CO2 và 19,8g nước. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với Na thu được 8,96lit khí H2 đktc. Xác định công thức phân tử của Y
BT: Cho công thức phân tử các chất: C2H4, C3H6O2, C2H6O kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Trong đó:
- X làm mất màu dung dịch Br2.
- Y, Z tác dụng được với Na.
- Z còn tác dụng được với CaCO3.
a, Xác định và viết công thức cấu tạo của X,Y, Z tương ứng.
b, Viết PTHH của các thí nghiệm trên.
Cho một lượng hỗn hợp gồm Ag và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch axit H2SO4, thu được 5,6 lit khí H2 (đktc). Sau phản ứng thấy còn 6,25g một chất rắn không tan. Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Cho hỗn hợp X gồm 1 rượu NO đơn chức và 1 rượu không NO ((có 1 nối đôi)) đơn chức. Chia X thanh 2 phần bằng nhau, mỗi phần p gam:
− Phần 1: cho vào bình kín có dung tích 12 lít và cho bay hơi ở 136,5 độ C. Khi rượu bay hơi hết thì áp suất trong bình là 0,14atm
− Phần 2: đem este hoá với 30 gam CH3COOH với hiệu suất h%
a. TÍnh tổng khối lượng este hoá thu được theo p và h.
b. Bơm thêm 8 gam O2 vào bình trên. Sau khi bật tia lửa điện để đốt hết rượu và đưa về 136,5oC thì áp suất trong bình là 0,98atm. Cho hấp thụ hết CO2 vào trong dung dịch NaOH dư sau đó thêm BaCl2 dư thu 23,64 gam kết tủa. Xác định CTPT của các rượu
Câu I (2,0 điểm)
1/ Cho một mẩu Na vào dung dịch có chứa Al2(SO4)3 và CuSO4 thu được khí A, dung dịch B và kết tủa C. Nung kết tủa C đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Cho H2 dư đi qua D nung nóng được chất rắn E (giả sử hiệu suất các phản ứng đạt 100%). Hòa tan E trong dung dịch HCl dư thì E chỉ tan một phần. Giải thích thí nghiệm bằng các phương trình phản ứng.
2/ Cho hỗn hợp X gồm: Ba; Na; CuO và Fe2O3. Trình bày phương pháp tách thu lấy từng kim loại từ hỗn
hợp X và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu II (2,0 điểm)
1/ Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau và ghi điều kiện phản ứng (nếu có):
Axit axetic (1) Magie axetat (2) Natri axetat (3) Metan
(8) (4)
Rượu etylic (7) Cloetan (6) Etilen (5) Axetilen
2/ Cho 5 chất khí: CO2, C2H4, C2H2, SO2, CH4 đựng trong 5 bình riêng biệt mất nhãn. Chỉ dùng hai thuốc thử, trình bày phương pháp hóa học phân biệt mỗi bình trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Các dụng cụ thí nghiệm có đủ.
Câu III (2,0 điểm)
1/ Chia 78,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 thành hai phần đều nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 77,7 gam hỗn hợp muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa hết với 500 ml dung dịch Y gồm hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng, thu được 83,95 gam hỗn hợp muối khan. Xác định % khối
lượng của mỗi chất trong X và tính nồng độ mol/lít của dung dịch Y.
2/ Đun nóng hỗn hợp X gồm C2H4, H2 có xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Biết tỉ khối hơi của X so với khí hiđro là 7,5 và tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro là 12. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp X và Y.
Câu IV (2,0 điểm)
1/ Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại M bằng 3,136 lít CO (đktc) ở nhiệt độ cao thành kim loại và khí X. Tỉ khối của X so với H2 là 18. Nếu lấy lượng kim loại M sinh ra hoà tan hết vào dung dịch chứa m gam H2SO4 98% đun nóng thì thu được khí SO2 duy nhất và dung dịch Y. Xác định công thức của oxit
kim loại và tính giá trị nhỏ nhất của m.
2/ Cho m gam hỗn hợp G gồm KHCO3 và CaCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm KOH 1M và Ca(OH)2 0,75M thu được
12 gam kết tủa. Tính m.
Câu V (2,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 12 gam chất hữu cơ A chỉ thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 40 gam kết tủa trắng và khối lượng dung dịch giảm 15,2 gam so với khối lượng của dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Biết rằng 3 gam A ở thể hơi có thể tích bằng thể tích của 1,6 gam oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
1/ Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, biết A phản ứng được với CaCO3.
2/ Hỗn hợp G gồm X (C2H2O4), Y. Trong đó X và Y có chứa nhóm định chức như A. Cho 0,3 mol hỗn hợp G tác dụng với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít khí (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp G cần 16,8 lít O2 (đktc), chỉ thu được 12,6 gam nước và 44 gam CO2. Viết CTCT thu gọn của X và Y. Biết Y có
mạch cacbon thẳng, chỉ chứa nhóm chức có hiđro và khi cho Y tác dụng với Na dư thì thu được nH2 = nY phản ứng.
Cho: H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23, S = 32, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65
2. Hỗn hợp X gồm axit axetic và rượu etylic. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với Natri thấy thoát ra 5,6 lít khí ở đktc. Mặt khác cho m gam X tác dụng vừa đủ dung dịch NaOH 1,5 M thì hết 200ml
a) Hãy xác định m
b) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp
Câu 9: Cho 33,2 gam hỗn hợp rượu etylic và axit axetic tác dụng với lượng dư Na thu được X và 6,72 lít khí H2(đktc)
a) Viết PTHH xảy ra
b) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu muối ( natri etylat và natri exitat )
Hòa tan hoàn toàn 17.6 gam hỗn hợp X gồm Fe,Fe2O3,FeCO3 trong dung dịch HCl 0.5M người ta thu được một hỗn hợp khí có tỉ khối đối với H2 bằng 15 và dung dịch Y chứa 25.55 gam muối clorua
a) tính % khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp X và thể tích HCl cần dùng
b) cho dung dịch NaOH vừa đủ vào dung dịch Y thu được kết tủa Z lọc kết tủa Z rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn .tính m giả sử quá trình lọc kết tủa không bị hao hụt.
Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% (lượng vừa đủ ) , sau phản ứng thu được dung dịch chứa 61,76g hỗn hợp gồm hai muối khan . Mặt khác nếu hòa tan hoàn toàn hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III) . Xác định b ?