Ôn tập ngữ văn 12

Mai Mai

mình có đề

Tôi chưa gặp 1 người nào mà ko tìm thấy ở người đó 1 cái j để học

Vn lại có câu đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn

em hãy nêu nhận định về yys kiến trên

Nguyễn Thị Hồng Nhung
25 tháng 8 2017 lúc 13:49

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt.Thật vậy, câu tục ngữ trước hết đã đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, “một ngày đàng” có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là có thể đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được “một sàng khôn”. Sàng khôn là nói tới điều “khôn” đã đựơc chọn lọc. ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ.Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật: hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. đó cũng chính là nội dung của câu ca dao: “Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. ở nhà với mẹ thì xướng thật đấy, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. hay một dị bản khác: “Đi một bữa chợ , học một mớ khôn”. Những câu nói như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều. Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn.

Ngày nay giao thông thuận tiện, đời sống của xã hội đã có nhiều thay đổi, nhiều người có điều kiện để đi xa học hỏi. Nhưng câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những ai quen sống khép mình, tự thoả mãn với với mình.

Cảm nhận câu đi một ngay đàng học một sàng khôn à bn

Bình luận (1)
Đạt Trần
25 tháng 8 2017 lúc 14:49

Dàn bài chi tiết nhé:
_MB: Tinh thần hiếu học là truyền thống lâu đời đáng tự hào của người Việt Nam ta. Nhưng học ở đâu, học cái j lại là 1 vấn đề khác. K phải chỷ học ở sách vở mới là giỏi, k phải chỷ học rộng bjk nhiều là tốt mà hơn hết là phải tích luỹ kiến thức và vốn sống trong cả đời sống thực tế để có hành trang vững chắc bước vào đời. Vì thế mà ông cha ta đã dạy: " Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn "
_TB: ( nên chia thành nhìu đoạn nhỏ )
+ Đoạn 1: Giải thjx câu tục ngữ:
+) đàng : nghĩa là đường
+) sàng khôn: thể hiện sự hiểu bjk nhiều và rộng rãi
--> Ý nghĩa (nội dung khái quát ) của câu tục ngữ : K phải chỷ học trong sách vở là giỏi, cần phải đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn, tầm hỉu bjk và vốn sống, tích luỹ kiến thức trong cả đời sống thực tế để chuẩn bị hành trang bước vào đời, trở thành 1 con người trưởng thành
+ Đoạn 2: Bắt đầu phân tích và đưa dẫn chứng nhé ( các luận điểm phụ bạn phải tự chia thành các đoạn nhỏ nữa nha )
+) Ở đời sống thực tế, con người có thể học hỏi đc rất nhìu điều: mở rộng những kiến thức mà sách vở k có, có thêm những kinh nghiệm sống, đc tiếp xúc, trải nghiệm, bjk thêm về kiến thức trong đời sống thực tế.....
+) Doanh nhân giỏi đâu phải học 1 khoá học cấp cao mà thành tài? Đòi hỏi ở họ k chỉ là sự phấn đấu, nỗ lực mà chính là tinh thần học hỏi, tìm tòi ở đời sống thực tế. Sách vở đâu có dạy họ đầu tư vào đâu là đúng? Thầy cô giỏi đau có thể dạy họ phải thương lượng vs khách hàng ntnèo? Đó chính là tác dụng của việc học hỏi ở đời sống thực tế, xã hội. Nếu k chịu khó tỳm tòi, ra ngoài học hỏi, họ sẽ k có kinh nghiệm và kỹ năng để kinh doanh
+) Con người k chỷ cần có kiến thức uyên bác mà còn phải bjk giao tiếp. Đời sống xã hội rèn cho họ kỹ năng giao tiếp, nói năng, diễn đạt....( tác động rất tốt tới việc cảm thụ văn và trình bày )
+) Niu-tơn xưa phát minh ra tàu điện - 1 phát minh thiên tài đc đời sau công nhận và sử dụng. Chuyện kể rằng Niu-tơn gặp 1 bà lão phải đi bộ hàng trăm km để tới TP mà Niu-tơn sinh sống. Và khi nghe ước mơ có chiếc xe bằng điện mà k vất vả như đi xe ngựa, Niu-tơn đã phát minh ra tàu hoả - quả là rất tiện lợi. Nhưng ngày đó nhà bác học thiên tài ấy mà chỷ tối ngày trong phòng làm việc, phòng thí nghiệm thỳ liệu ông có thể có đc phát minh giá trị ấy k? Niu-tơn ra đường tiếp xúc vs đời sống thực tế, những con người trong 1 xã hội, 1 cộng đồng lại phát minh ra cả 1 điều thần kỳ. Chẳng phải đó là ý nghĩa rất lớn lao của việc" Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn" sao?
+) Nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương...chẳng phải ra đời sống thực tế mới viết đc nãưng tác phẩm rất hay và chân thực sao? Đâu phải sách vở "biến" họ thành những nhà văn nổi tiếng, kỳ tài? Tiếp xúc vs xã hội đời thường đã cho họ có ngày hôm nay.
........... ( Bạn phân tích kỹ hơn và thêm dẫn chứng nhé! )
_KB: Hãy phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta. Và trên hết là hãy học trong cả đời sống thực tế. Đó là cả 1 kho tàng quí báu mà Thượng đế ban tặng cho chúng ta. Và chỉ còn chờ chúng ta khám phá và tỳm tòi kho tàng ấy thôi. Câu tục ngữ' " đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn" đã làm giàu thêm cho kho tàng "túi khôn" của nhân loại. Và cũng là bài học thấm thía sâu sắc mà ông cha ta răn dạy, khuyên bảo con cháu bao đời nay vẫn đc lưu truyền mãi

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
25 tháng 8 2017 lúc 15:20

Nguyễn Thị Hồng Nhung đọc không kĩ đề à !? xem lại giùm ==''

Cả Trần Thọ Đạt , nếu hai người không hiểu đề thì khỏi làm cũng được chứ làm vậy không đáng chút nào .

* Cái đề đó giống như kiểu : Học thầy không tày học bạn >< Không thày đố mày làm nên ; Tốt gỗ hơn tốt nước sơn >< Cái nết đánh chết cái đẹp , vậy . Mang hàm ý hai câu đó ra so sánh cho vẻ phản với nhau ,không hợp nhưng thực chất là bổ sung ý nghĩa cho nhau , làm đầy đủ ý nghĩa hơn ...

Cái câu bên trên là của một nhà văn người Pháp , còn câu dưới là của tục ngữ Việt Nam ...câu hỏi là suy nghĩ về hai câu đó , đúng chứ Mai Mai !?

Vậy đề đúng là :

Nhà văn Pháp G.Flôbe có nói: “ Tôi chưa gặp được người nào mà không tìm thấy ở người đó một cái gì để học”
Tục ngữ Việt Nam có câu “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Em hãy nêu nhận định của mình về hai ý kiến trên .

P/s : My own opinion :)

Bình luận (3)
Mai Hà Chi
25 tháng 8 2017 lúc 15:25

Tham khảo các ý rồi làm bài bạn nhé !

* Câu nói của nhà văn Pháp Flôbe:

- Khẳng định mỗi người đều tiềm tàng bao nhiêu điều tốt đẹp như sự thông thái, lòng vị tha, nhân ái, tinh thần dũng cảm, đức hi sinh, ý chí, nghị lực,….tiếp xúc với họ ta có thể học tập những điểm ấy.“Tôi chưa gặp…để học”.Nghĩa là bất kỳ một người nào nhà văn cũng tìm thấy ở họ một cái gì đó để học.

- Câu nói của nhà văn muốn nhấn mạnh: Con người muốn hoàn thiện cần không ngừng học hỏi ở từng người. Đây cũng là quá trình tích lũy vốn sống vốn hiểu biết của nhà văn nói riêng và mọi người nói chung.

b.Giải thích câu tục ngữ

- “Một ngày” là một khoảng thời gian bằng 1/365 ngày của một năm, so với một năm đây là một khoảng thời gian rất ngắn.

-“Khôn”: là điều hay, điều tốt, là những kinh nghiệm mới mẻ.
“Sàng”: là dụng cụ bằng tre, bằng nứa, dùng để sàng gạo và “sàng khôn” là biểu tượng chỉ khối lượng kiến thức mà ta tiếp thu học hỏi được sau một thời gian.

=> Như vậy “đi một ngày đàng” đối với khách bộ hành thời gian chẳng là bao nhưng người ta học được “một sàng khôn”, nghĩa là học hỏi được một khối lượng kiến thức khá lớn. Câu tục ngữ khuyên con người cần đi nhiều để học hỏi được nhiều trong thực tế cuộc sống.

2. Bàn luận ,suy nghĩ

- Cả hai câu nói đều đúng bởi chúng được đúc rút kinh nghiệm của một cá nhân và của cả cộng đồng

- Để có học vấn, kinh nghiệm sống, chúng ta không chỉ học hỏi ở nhà trường, thầy cô, sách vở mà cần học hỏi cả ở những người xung quanh.

+ Tiếp xúc với người nông dân ta sẽ học tập được đức tính cần cù, chịu khó, niềm lạc quan…

+ Tiếp xúc với người trí thức ta học được ở họ sự năng động, sáng tạo…

+ Tiếp xúc với người khuyết tật ta học hỏi được sự kiên trì, nghị lực phi thường, niềm tin vào cuộc sống….
….

- Tuy vậy trong thực tế không phải ai đi nhiều, tiếp xúc với nhiều người cũng học được điều hay lẽ phải. Có người đi cả một đời người không học được “một nửa sàng khôn” bởi vì họ là những người chưa có kinh nghiệm chưa có bản lĩnh vì họ không tỉnh táo phân biệt cái tốt, cái xấu, cái đúng cái sai để học hỏi.

3. Nhận thức và hành động

- Học hỏi là quyền lợi và là nghĩa vụ của mỗi người. Không có ai chẳng học hành gì mà có thể trở thành người giỏi giang, thành thạo. Vấn đề là học cái gì ? học ở đâu ? học như thế nào ? Hai câu nói cho ta thấy việc cần thiết của việc học xung quanh mình, học trong đời sống. Đó là một cách học khoa học, thiết thực, gắn liền lý thuyết với thực tiễn.

- Song mỗi người nên tỉnh táo sáng suốt để học tập điều hay lẽ phải và phân biệt, loại bỏ tránh xa cái xấu thì việc học hỏi của con người trong cuộc sống mới có hiệu quả

~ Chúc bn học tốt!~

Bình luận (7)
Đạt Trần
25 tháng 8 2017 lúc 20:30

Mình làm lại cho đủ , đúng

Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu, nhận thức, tích lũy và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người.Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở,học từ thực tế cuộc sống. Ông cha ta xưa kia đã nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong lũy tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng. Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy mà trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp và khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ,lạc hậu,vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. ”Đi một ngày đàng,học một sàng khôn”. Chỉ cần “đi một ngày đàng” (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được “một sàng khôn”. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu,ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên : “Làm trai cho đáng nên trai – Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng” ; ”Làm trai đi đó đi đây – Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học : “Học, học nữa, học mãi” như lời Lenin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lạ, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học… Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

Học hỏi không phải là chuyện ngày một,ngày hai mà là chuyện của cả đời người. ”Học ở trường,học trong sách vở,học lẫn nhau và học ở cuộc sống”. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. ”Học vấn làm đẹp con người” – đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp

Bình luận (6)

Các câu hỏi tương tự
thanh luan
Xem chi tiết
Linh Phương
Xem chi tiết
Ngu Văn Người
Xem chi tiết
Huỳnh Chí Nguyện
Xem chi tiết
setou amasaki
Xem chi tiết
Đào Thị Thu Hoài
Xem chi tiết
Cơn gió mùa đông
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết