1.Nhà văn Ana-tôn Prăng-xơ đã từng nói: " Đọc 1 câu thơ ý nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người"
Em hiểu gì về câu nói trên. Hãy làm sán tỏ nhận định trên qua việc phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
2. Nhận xét về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có ý kiến cho rằng:
" Bài thơ mượn chuyện ánh trăng để nói chuyện đời, chuyện nghĩa tình, nhắc nhở mỗi người ý thức sống thủy chung tình nghĩa"
Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên và nêu suy nghĩ của em về bài học cuộc sống gợi ra từ thi phẩm.
Đọc đoạn văn sau đây rồi trả lời câu hỏi:
... Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
b, Nêu nội dung chính đoạn văn.
c, Tìm các khởi ngữ có trong đoạn văn, nêu tác dụng.
d, Từ lời bàn của tác giả trong văn bản trên, em thu hoạch được gì về phương pháp đọc sách cho riêng mình?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bạn có thế không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chan, môi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.
Câu 3 (0,5 điểm): Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm.
Câu 4 (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Đã có ai dậy sóm Nhìn lên rừng co tươi Lá xòe từng tia nắng Giống hệt như mặt trời Rừng co ơi! Rừng co! Lá đẹp lá ngời ngời, Tôi yêu thương vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi!
(Trích Mặt trời xanh của tôi- Nguyễn Viết Binh)
b.Xác định và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong Đã có ai dậy sớm Nhìn lên rừng co tươi Lá xòe từng tia nắng Giống hệt như mặt trời
d. Đoạn thơ đã gợi lên trong em những tinh cảm cao dẹp nào của con người Việt Nam.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ansalus de Insulis vĩ đại từng viết: “Hãy học tập không ngừng như thể bạn sẽ trường sinh bất tử; nhưng hãy sống nhiệt thành như thể bạn không còn cơ hội nữa ngày mai”.
Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nó. Sứ mệnh đó bắt đầu từ khi bạn sinh ra và sẽ theo bạn cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ mệnh đó được cụ thể hóa bằng trách nhiệm trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ của cuộc đời mỗi người.
Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. Trách nhiệm điều chỉnh hành động của con người theo những nguyên tắc nhất định. Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của bạn là gì thì việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết. Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với bản thân là cao cả và nặng nề nhất. Nếu bạn tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình thì sớm muộn gì, bạn cũng sẽ thất bại.
(George Matthew Adams – Không gì là không thể, NXB Tổng hợp TPHCM, 2017, tr.103)
Câu 1. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên.
Câu 2. Chỉ ra trách nhiệm cao cả và nặng nề nhất của mỗi người được nêu trong đoạn trích.
Câu 3. Theo em, việc con người sống không có trách nhiệm sẽ gây ra hậu quả gì cho bản thân?
Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến: “Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của bạn là gì thì việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết” không? Vì sao?
Đọc hiểu: Anh hạ giọng nửa tâm sự nửa đọc lại rõ ràng ...cháu buồn đến chết mất. Xác định biện pháp tu từ nhân hóa ở những chi tiết gì và tác dụng Chỉ phép liên kết Qua đoạn văn hãy chỉ ra sự thay đổi trong suy nghĩ của nhân vật và lý giải tại sao có sự thay đổi đó
Có thể vẫn còn không ít bạn cho rằng lẽ sống là khái niệm to tát, không cần nghĩ đến làm gì, song, tien sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh:"Lẽ sống là điều bạn tự giải mã khi trả lời câu hỏi, minh sống vì điểu gì? Phải chăng đó là sống có ich, sống nhân hậu; biết lạc quan, biết ước mơ và biết phấn đấu, phân khúc cuộc đời để thực hiện những kế hoạch mình ấp ủ. Lẽ sống cần được bắt đầu bằng nội lực của bạn. Mỗi ngày, bạn hãy chọn cho mình một niềm vui và làm một việc có ich". Thật vậy, tuổi trẻ không đến hai lần. Xác định lẽ sống không là điều gì... ghê gớm. Chúng ta phải có khát vọng và nỏ phải rõ ràng, thậm chi là cần có cả tham vọng, bởi điểu đó làm chủng ta đi xa hơn.Tuổi trẻ cần dám nói, sống hết mình, sống thật với mình, biết kiện nhẫn, dám làm và dảm chơi -chơi làm sao để đó là phương tiện hữu ích cho cuộc sống. Quan trọng nhất, các bạn vẫn luôn là chinh minh, không phải là bản sao ai khác".Vậy với bạn, lẽ sống của Sạn là gì? (Theo Đing để tuổi trẻ lãng phỉ - Bích Dậu, Tienphong.vn 31/01/2008)
Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2.Xác định phép liên kết câu, liên kết đoạn trong đoạn trích.
Câu 3.Theo anh/chị, vì sao Lẽ sống cần được bắt đầu bằng nội lực của bạn?
Câu 4. Chi ra và phân tích tác dụng BPTT trong câu: “Phải chăng đỏ là sống có ich, sống nhân hậu; biết lạc quan, biết ước mơ và biết phấn đấu, phân khúc cuộc đời để thực hiện những kế hoạch mình ấp ủ.
Đọc hiểu:
"Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng!
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa sứ
Non nc rồng tiên nặng nhớ thương.
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn nhớ,vẫn thương mùa vải đỏ
Mỗi lần phản phất hương sầu riêng"
(Nhớ Bắc-Huỳnh Văn Nghệ)
a. Xác định phương thưc biểu đạt chính của bài thơ?
b.Trong bài thơ, nhân vật trữ tình vẫn tưởng tượng được nghe quan họ nhớ mùa vải thiều khi nào?
c. Chỉ ra và nêu biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Trời nam thương nhơ đất Thăng Long.
d. Em có nhận xét gì về tình cảm của nhân trữ tình với quê hương, xứ sở
Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
(Tổ Quốc Nhìn Từ Biển - Tác Giả: Nguyễn Việt Chiến)
a.Chỉ ra từ láy? Thể thơ và phương thức biểu đạt chính ?
b.Bài thơ trên nhắc đến những địa danh nào? Từ “bão giông” được hiểu theo nghãi gốc hay nghĩa chuyển? Và nghĩa là gì?
c.Chỉ ra trường từ vựng có trong bài thơ trên?
d.Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết?
e.Theo tác giả tại sao phải nhớ: “Lời cha dặn phải giữ từng thước đất”?
g. Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ có trong bài thơ trên?
h.Qua bài thơ em hiểu được tình cảm gì của tác giả?
i. Bài thơ giúp em nhận ra được thông điệp gì sâu sắc nhất ( Trả lời bằng một đoạn văn 5-7 câu)