Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 1

Nguyễn ☠Văn☠Xuân☠
Lớp cá Lưỡng cư Bò sát Chim Thú
Tiêu hóa
Tuần hoàn
Hô hấp
Bài tiết
Sinh sản
Thần kinh

Nguyễn Yến Nhi
4 tháng 4 2019 lúc 21:07

I) Tiêu hoá :

1. Lớp cá :

- Ống tiêu hoá : Miệng -> Hầu -> Thực quản -> Dạ dày -> Ruột -> Hậu môn

- Tuyến tiêu hoá : gan, mật

2. Lưỡng cư :

- Ống tiêu hoá :

Miệng ( có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi ) -> Thực quản -> Dạ dày ( lớn ) -> Ruột ( ngắn ) -> Hậu môn

- Tuyến tiêu hoá :

+ Tuyến gan ( gan - mật lớn )

+ Tuyến tụy

+ Tuyến dạ dày

3. Bò sát

- Cơ quan tiêu hoá phân hoá rõ rệt hơn ếch

- Ruột già : hấp thụ lại nước -> phân đặc -> ở cạn

4. Chim :

- Cấu tạo hoàn chỉnh : có diều, dạ dày cơ, dạ dày tuyến

- Tốc độ tiêu hoá cao

5. Thú :

- Có ruột tịt ( manh trùng lớn ) => Tiêu hoá xenlulôzơ

- Răng cửa sắc, thiếu răng nanh => Gặm nhấm

II) Tuần hoàn

1. Lớp cá :

Tim, mạch máu

- Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu nghèo ôxi nuôi cơ thể

2. Lưỡng cư :

- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể

3. Bò sát :

- Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt

- 2 vòng tuần hoàn, máu ít pha nuôi cơ thể

4. Chim :

- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu giàu ôxi nuôi cơ thể

=> Sự hằng nhiệt

5. Thú :

- ( giống chim bồ câu )

III) Hô hấp :

1. Lớp cá :

- Mang cá ; gồm nhiều lá mang, tập trung nhiều mạch máu, tại đây diễn ra quán trình lấy khí ôxi và thải khí cacbonic

2. Lưỡng cư :

- Phổi đơn giản -> hô hấp kém

- Động tác : nuốt khí

3. Bò sát :

- Hoàn toàn bằng phổi

- Phổi cấu tạo hoàn chỉnh, nhiều vách ngăn

=> Bề mặt trao đổi khí rộng

-> Nhiều ôxi

4. Chim :

- Phổi có mạng ống khí dày đặc => Bề mặt trao đổi khí rộng

- Ống khí thông 9 túi khí

+ Giảm trọng lượng

+ Giảm ma sát nội quan

+ Hô hấp kém

=> Bay

5. Thú :

- Phổi nhiều phế nang => Trao đổi khí dễ, nhiều

- Có cơ hoành tham gia hô hấp

IV) Bài tiết

1. Lớp cá :

- Thận -> khả năng lọc máu kém

2. Lưỡng cư :

- Thận, bóng đái, lỗ huyệt

3. Bò sát :

Thằn lằn có thận sau ( hậu thận ) tiếng bộ hơn thận giữa của ếch, có khả năng hấp thụ lại nước. Nước tiểu đặc

4. Chim :

Không có bóng đái => Giảm trọng lượng

5. Thú :

- Đôi thận sau rất phát triển, có bóng đái

V) Sinh sản

1. Lớp cá :

Đến mùa sinh sản, cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn từ 15-20 vạn trứng vào các cây thủy sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng ( thụ tinh ngoài ). Những trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi.

2. Lưỡng cư :

- Mùa sinh sản : cuối xuân, đầu hạ, có mưa

- Đẻ trứng thụ tinh ngoài

- Trứng thụ tinh -> nòng nọc ( nước ) -> phát triển ếch con

=> Phát triển qua biến thái

3. Bò sát :

- Con đực có cơ quan giao phối

- Trứng thụ tinh trong, đẻ 5-10 trứng, có vỏ dai, giàu noăn hoàng

- Trứng phát triển trực tiếp

4. Chim :

- Chim trống không có cơ quan giao phối ( có cơ quan giao phối tạm thời )

- Trứng thụ tinh trong ; đẻ 2 trứng / lứa, có vỏ đá voi, giàu noãn hoàng

- Ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều

5. Thú :

- Có hiện tượng thai sinh

- Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

VI) Thần kinh

1. Lớp cá :

- Bộ não, tủy sống, dây thần kinh, hành khứu giác

2. Lưỡng cư :

- Não trước, thuỳ thị giác phát triển

- Tiểu não kém phát triển

- Hành tủy

- Tuỷ sống

3. Bò sát :

Hệ thần kinh của thằn lằn phát triển hơn so với ếch, có não trước và tiểu não phát triển liên quan với đời sống và hoạt động phức tạp hơn

4. Chim :

Bộ não chim phát triển liên quan đến đời sống phức tạp và phạm vi hoạt động rộng. Trong bộ não thì não trước ( đại não ), não giữa ( 2 Thuỳ thị giác ) và não sau ( tiểu não ) phát triển hơn ở bò sát

5. Thú :

- Não trước lớn

- Tiểu não nhiều nếp nhăn

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Pham Oanh
Xem chi tiết
かとり ちりど
Xem chi tiết
Pham Oanh
Xem chi tiết
Trương Sarah
Xem chi tiết
๖²⁴ʱ☪á ☪ℴท︵❣
Xem chi tiết
lê thị thanh hằng 23
Xem chi tiết
Dương Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Trung Ly
Xem chi tiết