Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 30
Điểm GP 6
Điểm SP 31

Người theo dõi (1)

Titania Angela

Đang theo dõi (2)

Nguyen Giahan
Titania Angela

Câu trả lời:

A. Mở bài :

- Dẫn dắt, trích dẫn câu nói

- Khái quát ý nghĩa câu nói : Tầm quan trọng của việc học

* Đoạn văn mở bài tham khảo :

Kho tàng tri thức nhân loại là vô tận, biển học là vô bờ mà sự hiểu biết của con người chỉ như hạt cát nhỏ bé giữa lòng đại dương bao la, muốn tiếp cận một phần tri thức của nhân loại đòi hỏi mỗi chúng ta không ngừng nỗ lực học tập. Chính vì vậy, Lênin đã từng nói : “ Học, học nữa, học mãi “. Câu nói ấy đã phần nào khẳng định được tầm quan trọng của việc học đối với mỗi chúng ta.

B. Thân bài

* Giải thích

- “ Học “ là gì ?

- Tại sao phải “ học nữa “, “ học mãi “ ?

Đoạn văn :

Trước hết ta cần hiểu rằng, “Học “ là quá trình học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận tri thức bằng nhiều con đường khác nhau để không ngừng nâng cao trình độ học vấn cho bản thân, giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn. Vậy tại sao phải “ học nữa “, “ học mãi “ ? Bởi kho tàng tri thức nhân loại là vô tận, điều ta biết chỉ là giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là cả đại dương bao la. Kiến thức của nhân loại không bao giờ có điểm dừng mà ngày càng phát triển, phong phú hơn đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng học tập.

* Đánh giá, bàn luận

- Quả vậy, đây là một câu nói hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc, được xem như là một chân lý bởi “ Tri thức là sức mạnh “, có tri thức sẽ có tất cả. Học không bao giờ là thừa nhất là trong thời đại ngày nay khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển nếu không học thì sẽ không bắt kịp đà phát triển, tự biến mình thành kẻ lạc hậu mà thôi. Cũng phải nói thêm rằng, học không có nghĩa là chỉ dừng lại ở việc tiếp thu lĩnh hội, kiến thức mà còn phải học đạo làm người, học điều hay lẽ phải từ đó mới có thể trở thành con người phát triển toàn diện được.

- Thế giới kiến thức vô cùng rộng lớn, để tiếp thu tìm hiểu hết thì chắc hẳn là điều không thể thậm chí cả đời cũng không xong. “ Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng “. Không ai bước vào đời mà không qua học tập, một bác sỹ muốn chữa được bệnh thì phải học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm cùng với y đức. Một người nông dân muốn cày cấy cũng phải học hỏi kinh nghiệm từ những người khác, từ trong quá trình lao động...Bản thân chúng ta đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải không ngừng nỗ lực học tập để trau dồi kiến thức, kĩ năng trang bị cho mình một hành trang vững chắc để bước vào đời

* Phản biện

- Một thực trạng đáng buồn hiện nay là vẫn còn nhiều người chưa xác định được mục đích của việc học đặc biệt là đối tượng học sinh vẫn còn lơ là trong việc học, học đối phó, lười học. Thành công sẽ không bao giờ mỉm cười với những kẻ như vậy

C. Kết bài

Thấu hiểu ý nghĩa sâu sắc trong câu nói nổi tiếng của Lê-nin chúng ta phải không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành công dân có ích góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Câu trả lời:

I) Tiêu hoá :

1. Lớp cá :

- Ống tiêu hoá : Miệng -> Hầu -> Thực quản -> Dạ dày -> Ruột -> Hậu môn

- Tuyến tiêu hoá : gan, mật

2. Lưỡng cư :

- Ống tiêu hoá :

Miệng ( có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi ) -> Thực quản -> Dạ dày ( lớn ) -> Ruột ( ngắn ) -> Hậu môn

- Tuyến tiêu hoá :

+ Tuyến gan ( gan - mật lớn )

+ Tuyến tụy

+ Tuyến dạ dày

3. Bò sát

- Cơ quan tiêu hoá phân hoá rõ rệt hơn ếch

- Ruột già : hấp thụ lại nước -> phân đặc -> ở cạn

4. Chim :

- Cấu tạo hoàn chỉnh : có diều, dạ dày cơ, dạ dày tuyến

- Tốc độ tiêu hoá cao

5. Thú :

- Có ruột tịt ( manh trùng lớn ) => Tiêu hoá xenlulôzơ

- Răng cửa sắc, thiếu răng nanh => Gặm nhấm

II) Tuần hoàn

1. Lớp cá :

Tim, mạch máu

- Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu nghèo ôxi nuôi cơ thể

2. Lưỡng cư :

- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể

3. Bò sát :

- Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt

- 2 vòng tuần hoàn, máu ít pha nuôi cơ thể

4. Chim :

- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu giàu ôxi nuôi cơ thể

=> Sự hằng nhiệt

5. Thú :

- ( giống chim bồ câu )

III) Hô hấp :

1. Lớp cá :

- Mang cá ; gồm nhiều lá mang, tập trung nhiều mạch máu, tại đây diễn ra quán trình lấy khí ôxi và thải khí cacbonic

2. Lưỡng cư :

- Phổi đơn giản -> hô hấp kém

- Động tác : nuốt khí

3. Bò sát :

- Hoàn toàn bằng phổi

- Phổi cấu tạo hoàn chỉnh, nhiều vách ngăn

=> Bề mặt trao đổi khí rộng

-> Nhiều ôxi

4. Chim :

- Phổi có mạng ống khí dày đặc => Bề mặt trao đổi khí rộng

- Ống khí thông 9 túi khí

+ Giảm trọng lượng

+ Giảm ma sát nội quan

+ Hô hấp kém

=> Bay

5. Thú :

- Phổi nhiều phế nang => Trao đổi khí dễ, nhiều

- Có cơ hoành tham gia hô hấp

IV) Bài tiết

1. Lớp cá :

- Thận -> khả năng lọc máu kém

2. Lưỡng cư :

- Thận, bóng đái, lỗ huyệt

3. Bò sát :

Thằn lằn có thận sau ( hậu thận ) tiếng bộ hơn thận giữa của ếch, có khả năng hấp thụ lại nước. Nước tiểu đặc

4. Chim :

Không có bóng đái => Giảm trọng lượng

5. Thú :

- Đôi thận sau rất phát triển, có bóng đái

V) Sinh sản

1. Lớp cá :

Đến mùa sinh sản, cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn từ 15-20 vạn trứng vào các cây thủy sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng ( thụ tinh ngoài ). Những trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi.

2. Lưỡng cư :

- Mùa sinh sản : cuối xuân, đầu hạ, có mưa

- Đẻ trứng thụ tinh ngoài

- Trứng thụ tinh -> nòng nọc ( nước ) -> phát triển ếch con

=> Phát triển qua biến thái

3. Bò sát :

- Con đực có cơ quan giao phối

- Trứng thụ tinh trong, đẻ 5-10 trứng, có vỏ dai, giàu noăn hoàng

- Trứng phát triển trực tiếp

4. Chim :

- Chim trống không có cơ quan giao phối ( có cơ quan giao phối tạm thời )

- Trứng thụ tinh trong ; đẻ 2 trứng / lứa, có vỏ đá voi, giàu noãn hoàng

- Ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều

5. Thú :

- Có hiện tượng thai sinh

- Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

VI) Thần kinh

1. Lớp cá :

- Bộ não, tủy sống, dây thần kinh, hành khứu giác

2. Lưỡng cư :

- Não trước, thuỳ thị giác phát triển

- Tiểu não kém phát triển

- Hành tủy

- Tuỷ sống

3. Bò sát :

Hệ thần kinh của thằn lằn phát triển hơn so với ếch, có não trước và tiểu não phát triển liên quan với đời sống và hoạt động phức tạp hơn

4. Chim :

Bộ não chim phát triển liên quan đến đời sống phức tạp và phạm vi hoạt động rộng. Trong bộ não thì não trước ( đại não ), não giữa ( 2 Thuỳ thị giác ) và não sau ( tiểu não ) phát triển hơn ở bò sát

5. Thú :

- Não trước lớn

- Tiểu não nhiều nếp nhăn