Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thiên Bình

lom khom dươi nui tiêu vai chu

lac đac bên sông chơ mây nha

(qua đeo ngang-ba huyên thanh quan)

chi ra bptt trong câu thơ trên

giup mk ak:)))

minh nguyet
29 tháng 7 2019 lúc 23:32

Tham khảo:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là “tiều vài chú”. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hịu quạnh của đèo Ngang. Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn.

kayuha
30 tháng 7 2019 lúc 16:14

“Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

Câu thơ tả cảnh chân thực khi Bà Huyện Thanh Quan đứng trên cao nhìn xuống, cảnh vật thu vào tầm mắt bà lúc này là gì? Chú tiều dưới núi và ở bên sông có một cái chợ nhỏ, lác đác, hiu quạnh. Giọng thơ sao nghe buồn, từ láy bà dùng để miêu tả cảnh vật cũng có gì mang lại cho người đọc cảm giác quạnh hiu “lom khom, lác đác” Điểm nhìn đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiều phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ trong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối cùng với việc sử dụng từ láy có hiệu quả khắc hoạ cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ. Đứng từ trên cao nhìn xuống, những con người đã nhỏ, ở tư thế "lom khom" lại càng nhỏ bé hơn, lam lũ, tội nghiệp.. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà. Nghệ thuật dùng từ láy tượng thanh, đảo ngữ để diễn tả cuộc sống của con người thưa thớt, nhỏ nhoi. Hơn nữa bà còn sử dụng số từ “ vài-mấy” làm cho khung cảnh trở nên vắng vẻ.

👁💧👄💧👁
29 tháng 7 2019 lúc 22:26

BPTT:

+ Đảo ngữ: "... tiều vài chú"; "... chợ mấy nhà"

+ Sử dụng từ láy: lom khom, lác đác

+ Liệt kê: sự vật "vài chú", "mấy nhà"

Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho đoạn thơ

+ Khắc họa rõ nét sự vất vả của nhân dân và sự thưa thớt, hoang vắng ở Đèo Ngang

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
30 tháng 7 2019 lúc 10:12

Đây là 2 câu thơ nằm trong phần thực của bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

- Xét về cấu trúc câu thơ khá đặc biệt: ngược lại trật tự cú pháp thông thường. Lối đảo ngữ có tác dụng làm cho bộ phận vị ngữ được nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu sắc, cảnh vật được nhìn thấy từ xa, từ cao nhìn xuống trong 1 không gian rộng.

- Về từ láy "lom khom", "lác đác" gợi một ấn tượng bao trùm đó sự nhỏ bé và sự phân bố thưa thớt, .Thế giới con người được nữ sĩ phác họa làm nổi bật sự hoang vắng của cảnh Đèo Ngang trong thế kỉ XIX vào buổi chiều tà.

- Sử dụng phép đối : đối lời, đối ý, đối thanh. Câu thơ vừa có hình tượng, vừa có âm điệu trầm bổng....

B.Thị Anh Thơ
30 tháng 7 2019 lúc 10:19

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

a, Từ láy "lom khom" và "lác đác"
Đảo trật tự cú pháp câu.
Liệt kê: chú tiều, sông, núi, chợ, nhà.
b, Tác dụng: miêu tả cảnh vật tại đèo Ngang, nơi bà Huyện Thanh Quan đi qua rất đa dạng nhưng xơ xác qua lối chơi chữ.


Các câu hỏi tương tự
Ha Hoang
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Thắng Nguyễn
Xem chi tiết
Phanh Cobis
Xem chi tiết
tongquangdung
Xem chi tiết
Hoàng
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Khuất Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Hào Lê
Xem chi tiết