Tập làm văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hưng

lời tâm sự của cánh rừng đầu mùa bị tàn phá

HÃY GIÚP MÌNH NHÉthanghoaokvui

Thảo Phương
6 tháng 4 2017 lúc 20:13

Gợi ý:Gạt qua nỗi hận thù luôn in đậm trong tim, tôi, đại diện cho khu rừng này, viết thư cho ngài, để mong ngài cùng chúng tôi, tuyên truyền bảo vệ, phát triển rừng, để bảo vệ cuộc sống con người! Là một nhạc sĩ vô cùng nổi tiếng, tôi mong ngài hãy viết một khúc ca để ca ngợi công lao to lớn của chúng tôi, để đưa nhân loại ra khỏi vũng bùn tội lỗi và làm lại từ đầu. Chúng tôi hoàn toàn có thể quên đi quá khứ để giúp đỡ các bạn một lần nữa. Các bạn phải biết rằng; rừng rất tquan trọng; nó cho bạn oxi để thở, điều hoà không khí, nước ; cung cấp gỗ, thực phẩm. Hơn thế, chúng tôi còn là nơi cư trú cho rất nhiều sinh vật, động vật quan trọng. Không có chúng tôi, ai sẽ bảo vệ các bạn trước những thiên tai như lũ lụt, bão, cháy rừng, động đất? Không có chúng tôi, đất đai sẽ bị xói mòn đến đâu? Không có chúng tôi, ai sẽ là nguồn gien vô tận của nhân loại?

CÔNG CHÚA CỦA BA
22 tháng 4 2017 lúc 13:25

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu của con người ngày càng cao, họ có thể bất chấp tất cả mọi điều để đạt được những gì mà mình mong muốn, chính vì vậy rừng là một nguồn tài nguyên mà đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất, chính vì thế mặc dù rừng là nguồn sống, là tài nguyên vô giá của đất nước ta, nhưng nó cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đáng báo động nhất.

Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng và xóa sổ rừng. Liệu rằng lá phổi xanh mà bị phá hủy đi thì con người chúng ta sẽ ra sao, cuộc sống sẽ đến bước đường nào, khi không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ nhiễm các nguồn kim loại nặng ngày càng cao. Chính con người đang dần hủy hoại cuộc sống của họ chứ không phải ai khác.

Khi thấy hiện tượng chặt phá rừng ngày càng gia tăng thì bản thân là một người sống trong xã hội đó, tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng bị đe dọa, và nguy cơ mất trắng rừng là ngày càng cao. Lợi ích trước mắt đã làm lu mờ đi ý chí và những quyết định đúng đắn của mỗi con người, họ sẽ làm tất cả những gì mà họ cần, đó là lợi ích, chứ không phải một lợi ích lâu dài, đó là gìn giữ được giá trị của dân tộc, gìn giữ được bản sắc, cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt Nam, mỗi con người chúng ta đều có thể thấy được điều đó.

Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông khác cũng phản ánh một cách chân thực hiện tượng hiện nay, nhưng nó cũng chỉ làm giảm thiểu được đi phần nào sự phá rừng của mỗi người. Cách khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cuộc sống cũng như vận mệnh của đất nước.

Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.

Kết quả hình ảnh cho pha rung

HIỆN TƯỢNG PHÁ RỪNG HIỆN NAY

Hiện nay nhiều cánh rừng còn bị phá đi để thực hiện mục đích canh tác, làm nương, làm rẫy… tất cả những hành động đó đều xuất phát từ việc, con người chưa ý thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, những cái nhìn khách quan, thiếu suy nghĩ có thể làm cho con người đưa ra những quyết định chưa đúng đắn, và nó để lại hậu quả vô cùng to lớn, phá rừng là một nhân tố làm cho trái đất ngày càng nóng lên, hiệu ứng nhà kính cũng tăng. Tất cả những điều đó làm suy thoái đi cuộc sống cũng như chất lượng sống của tất cả mọi người.

Mỗi chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm đối với tài nguyên của đất nước, cần gìn giữ và bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta, chỉ có những điều đó mới giúp cho chúng ta sống tốt và chất lượng cuộc sống của mình cũng ngày càng được nâng cao, và tốt hơn.

Nhà nước cũng cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ đối với tài nguyên của dân tộc, phải có nhiều chính sách để bảo vệ nguồn sống của mỗi quốc gia, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà nhà nước cần phải làm để bảo vệ cuộc sống của dân chúng.

Nhưng bên cạnh đó mỗi chúng ta cũng cần phải có những ý thức, và trách nhiệm gìn giữ lá phổi xanh của dân tộc, muốn giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, bảo vệ căn cước của dân tộc thì điều tất yếu đó là biết bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu của dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc sống có rất nhiều người luôn luôn ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, họ luôn ra sức tuyên truyền và bảo vệ đến cùng nguồn tài nguyên đó, nhưng bên cạnh đó lại có những người không ý thức được vai trò và tầm ý nghĩa to lớn mà lá phổi xanh đem lại. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa trong việc gìn giữ và phát triển hơn nữa lá phổi xanh của đất nước.

Trước nguy cơ rừng bị tàn phá nghiêm trọng mỗi chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cánh rừng nguyên sinh, bởi nó là một yếu tố quan trọng để duy trì của cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, không khí sẽ bớt đi ô nhiễm bụi bẩn, con người được sống một cuộc sống trong lành và thân thiện nhất.

Võ Thị Ngọc Khánh
10 tháng 12 2018 lúc 21:31
Ngày ấy con người cũng từ đó mà hình thành và lớn dậy. Ấm êm, thuận hòa và hạnh phúc. Ôi, những ngày xưa thân ái ấy nay còn đâu!

Tháng tháng, năm năm vương quốc rừng xanh của chúng tôi thu hẹp dần. Con người tham lam và tàn bạo. Bao cư dân quần cư cộng sinh cùng chúng tôi cứ dần thưa vắng, cống nộp, ngã gục phục vụ cho sự bành trướng của con người tự cho mình là thượng đẳng. Những cánh rừng xơ xác, cằn khô cứ ngày một loang rộng dần lấn át, chèn ép chúng tôi vào tận chốn thâm sơn cùng cốc. Những cao ốc, biệt thự, công trình, nhà máy đua chen mọc lên, khói bụi ngập trời. Nương rẫy cháy loang thiêu sống chúng tôi. Thủy điện nhỏ, thủy điện vừa khiến thân thể chúng tôi lở lói những vết thương vạn đại. Uất hận, đớn đau ê chề. Có lúc nào đó chúng tôi phản kháng chỉ là lũ quét, lũ ống thôi cũng là chuyện chẳng đặng đừng với lý do cảnh tỉnh… Chúng tôi đã lùi đến chân tường. Một chút sắc xuân e ấp, khiêm nhường được giấu trong lèn đá mà cũng bị đào tận gốc, trốc tận rễ ùn ùn di cư về xuôi để thêm sự trống vắng, hoang lạnh chốn u tối ngàn đời. Một thân cây đào đá cuối cùng để chúng tôi tỏ mặt với đất trời rằng chúng tôi cũng có mùa xuân, thế mà cũng không thể giữ nổi. Hỡi ôi, ai thấu nỗi đau này!

diem pham
14 tháng 12 2018 lúc 23:55

Tháng tháng, năm năm vương quốc rừng xanh của chúng tôi thu hẹp dần. Con người tham lam và tàn bạo. Bao cư dân quần cư cộng sinh cùng chúng tôi cứ dần thưa vắng, cống nộp, ngã gục phục vụ cho sự bành trướng của con người tự cho mình là thượng đẳng. Những cánh rừng xơ xác, cằn khô cứ ngày một loang rộng dần lấn át, chèn ép chúng tôi vào tận chốn thâm sơn cùng cốc. Những cao ốc, biệt thự, công trình, nhà máy đua chen mọc lên, khói bụi ngập trời. Nương rẫy cháy loang thiêu sống chúng tôi. Thủy điện nhỏ, thủy điện vừa khiến thân thể chúng tôi lở lói những vết thương vạn đại. Uất hận, đớn đau ê chề. Có lúc nào đó chúng tôi phản kháng chỉ là lũ quét, lũ ống thôi cũng là chuyện chẳng đặng đừng với lý do cảnh tỉnh… Chúng tôi đã lùi đến chân tường. Một chút sắc xuân e ấp, khiêm nhường được giấu trong lèn đá mà cũng bị đào tận gốc, trốc tận rễ ùn ùn di cư về xuôi để thêm sự trống vắng, hoang lạnh chốn u tối ngàn đời. Một thân cây đào đá cuối cùng để chúng tôi tỏ mặt với đất trời rằng chúng tôi cũng có mùa xuân, thế mà cũng không thể giữ nổi. Hỡi ôi, ai thấu nỗi đau này!


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Diêp Chi
Xem chi tiết
nguyễn thị thúy
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn Karry
Xem chi tiết
Phạm Lạc Linh
Xem chi tiết
Thảo Mèo
Xem chi tiết
VƯƠN CAO VIỆT NAM
Xem chi tiết
Hương Hà Mai
Xem chi tiết
lê thị lan anh
Xem chi tiết
Alice
Xem chi tiết