Thiên nhiên và con người ở các châu lục

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Thảo

Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nma trong giai đoạn Cổ kiến tạo có đặc điểm gì?

Quốc Đạt
28 tháng 2 2019 lúc 19:35

Những đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta.

- Giai đoạn Cổ kiến tạo diễn ra trong thời gian khá dài, tới 475 triệu năm. Giai đoạn này được bắt đầu từ kỉ Cambri, cách đây 542 triệu năm, trải qua hai đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kỉ Krêta, cách đây 65 triệu năm.

- Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta.

- Trong giai đoạn này tại lãnh thổ nước ta hiện nay có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh.

+ Đất đá của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích, macma và biến chất.

+ Các đá trầm tích biển phân bố rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt đá vôi tuổi Đêvon và Cacbon - Pecmi có nhiều ở miền Bắc.

+ Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi.

+ Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các hiện tượng đứt gãy, động đất có các loại đá macma xâm nhập và phun trào như granit, riôlit, anđêzit cùng các khoáng sản quý như đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý.

- Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.

Có thể nói về cơ bản đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo và vì thế giai đoạn này có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta.

B.Thị Anh Thơ
28 tháng 2 2019 lúc 20:03

Đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta:

a) Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm.

Bắt đầu từ kỉ Cambri, cách đây 542 triệu năm, trải qua cả hai đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kỉ Krêta, cách đây 65 triệu năm.

b) Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ và mang tính quyết định đến lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ.

- Trong giai đoạn này bề mặt địa hình nước ta có nhiều lần bị biến đổi bởi các quá trình biển tiến biển lùi, các quá trình sụt lún, kèm theo sự bồi đắp trầm tích, các quá trình, các quá trình nâng lên và uốn nếp kèm theo sự bồi lấp trầm tích, các quá trình ngoại lực dẫn đến sự hạ thấp địa hình.

- Nhiều khu vực chìm ngập dưới đáy biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong mcác pha uốn nếp của vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh.

- Hoạt động uốn nếp diễn ra ở nhiều nơi:

+ Trong đại Cổ sinh: hình thành các khối Thượng nguồn song Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum.

+ Trong đại Trung sinh: xuất hiện các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam, Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn Bắc, các dãy núi hướng vòng cung ở Đông Bắc, khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.

- Kèm theo hoạt động uốn nếp sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma phun trào như granit, riôlit, anđêzit và các khoáng sản: đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý…

c) Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.

Các điều kiện cổ địa lí của vùng nhiệt đới ẩm đã hình thành và ngày càng phát triển. Dấu vết để lại là các hóa đá than tuổi Trung sinh, hóa đá san hô tuổi Cổ sinh và nhiều hóa đá cổ khác


Các câu hỏi tương tự
Ngọc Thảo
Xem chi tiết
hoàng nguyễn phương thảo
Xem chi tiết
cố quên một người
Xem chi tiết
Trần Đình Lê Chiến
Xem chi tiết
Tèo Miner
Xem chi tiết
Nguyễn Thy
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Trịnh Quyền
Xem chi tiết
Sakugan no Shana
Xem chi tiết