Bài 1: Dân tộc, gia tăng dân số và cơ cấu dân số

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Lịch sử phát triển đã tạo nên những đặc điểm về dân cư, dân tộc ở mỗi quốc gia. Việt Nam là một quốc gia có bề dày lịch sử lâu đời, có dân số đông, thành phần dân tộc đa dạng. Vậy các dân tộc Việt Nam có đặc điểm phân bố như thế nào? Gia tăng dân số, cơ cấu dân số nước ta có những thay đổi ra sao?

Nguyễn  Việt Dũng
20 tháng 4 lúc 9:07

a.     Đặc điểm phân bố các dân tộc

- Các dân tộc phân bổ trên khắp lãnh thổ Việt Nam: Dân tộc Kinh tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du, các dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi.

- Phân bổ các dân tộc có sự thay đổi theo thời gian và không gian:

+ Từ năm 1960 đến năm 1990, Nhà nước đã triển khai chính sách phát triển kinh tế ở các vùng kinh tế khác nhau, vì vậy đã làm thay đổi bức tranh phân bố dân cư và dân tộc của nước ta. Các dân tộc phân bố đan xen nhau trở nên khá phổ biến.

+ Từ sau năm 1990 đến nay, nhu cầu việc làm và phát triển kinh tế, phân bố dân cư vẫn tiếp tục thay đổi, tạo nên bức tranh phân bố dân cư, dân tộc ở nước ta hiện nay.

– Người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài: là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Năm 2021, có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

b.    Gia tăng dân số, cơ cấu dân số nước ta

- Về quy mô dân số, từ những năm 90 thế kỉ XX đến nay, dân số Việt Nam có xu hướng tăng.

- Tỉ lệ gia tăng dân số có sự khác nhau theo thời gian

+ Từ thập kỉ 60 đến thập kỉ 80 của thế kỉ XX, dân số nước ta tăng nhanh

+ Tuy nhiên từ những năm 90 của thế kỉ XX cho đến nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm.