Bài 1: Dân tộc, gia tăng dân số và cơ cấu dân số

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Đặc điểm phân bố các dân tộc

Nước ta có 54 dân tộc. Các dân tộc luôn đoàn kết, tạo nên cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phân bố các dân tộc ở nước ta có đặc điểm sau:

Cơ cấu dân số theo dân tộc ở nước ta
Cơ cấu dân số theo dân tộc ở nước ta .hoc24

1. Các dân tộc phân bố trên khắp lãnh thổ Việt Nam

- Người Kinh cư trú khắp cả nước nhưng tập trung nhiều hơn ở đồng bằng, ven biển và trung du.

- Các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đồi núi và cao nguyên.

2. Phân bố các dân tộc có sự thay đổi theo thời gian và không gian

- Các dân tộc Việt Nam phân bố ngày càng đan xen với nhau trên lãnh thổ nước ta.

- Các vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có nhiều dân tộc cùng sinh sống.

3. Người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài 

- Có hơn 5 triệu người sinh sống, làm việc, họp tập ở nước ngoài (năm 2021), là bộ phận quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

- Người Việt ở nước ngoài luôn hướng về xây dựng quê hương đóng góp cho sự phát triển đất nước.

Cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài .hoc24

II. Gia tăng dân số và cơ cấu dân số

1. Quy mô, gia tăng dân số

- Số dân của nước ta đạt 98,5 triệu người (năm 2021), đứng thứ 15 thế giới và thứ ba khu vực Đông Nam Á.

- Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta có xu hướng giảm. Tuy nhiên, do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng khoảng 1 triệu người.

2. Cơ cấu dân số 

- Cơ cấu theo nhóm tuổi: Việt Nam đang trong thời kì dân số vàng và có xu hướng già hoá dân số.

- Cơ cấu theo giới tính: tỉ số giới tính khá cân bằng, đạt 99,4 nam/100 nữ (năm 2021). Tuy nhiên, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh rất cần được quan tâm.