Bài 20. Cân bằng nội môi

Lê Quynh Nga

Lấy ví dụ về cơ chế điều hòa cân bằng nội mô và phân tích rõ cơ quan tham gia vào đó

ngAsnh
29 tháng 11 2021 lúc 22:15

Thận và gan tham gia cân bằng áp suất thẩm thấu

*Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.

- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… →thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước → uống nước vào → giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.

- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm → thận tăng thải nước → duy trì áp suất thẩm thấu.

 

*Gan tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ của các chất hoà tan trong máu như glucôzơ…

- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin, làm cho gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định

- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu → nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định


 

Bình luận (0)
lạc lạc
29 tháng 11 2021 lúc 22:14

Nội môi là môi trường bên trong cơ thể, là môi  trường mà tế bào thực hiện quá trình trao  đổi chất .

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì môi trường bên trong bao gồm máu bạch huyết và nước mô . Sự biến động của môi trường bên trong thường gắn liền với ba thành phần  máu , bạch huyết , nước mô.

Cân bằng nội môi là sự duy trì sự ổn định các điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể

Ý nghĩa của việc cân bằng nội môi :

Sự ổn định về các điều kiện lí hoá của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.→đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

Khi điều kiện lí hoá của môi trường bị biến động →không duy trì được sự ổn định  →rối loạn hoạt động của các tế bào hoặc các cơ quan →bệnh lí hoặc tử vong .

Để duy trì được sự ổn định của cơ thể cần các cơ chế duy trì cân bằng nội môi

 

Bộ phận

Cơ quan

Chức năng

Bộ phận tiếp nhận kích thích

Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

Tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài)

Hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển

Bộ phận điều khiển

Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết

Tiếp nhận xung thần kinh từ bộ phân kích thích truyền tới

Xử lí thông tin 

Gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn đến cơ quan hoạt động và điều khiển hoạt động của bộ phận thực hiện 

Bộ phân thực hiện

Thận, gan, phổi, tim, mạch máu

Nhận tín hiệu thần kinh từ cơ quan điều khiển  →tăng hoặc giảm hoạt động →biến đổi các điều kiện lí hoá của môi trường → đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định.

Tác động ngược lại bộ phận tiếp nhận kích thích ( liên hệ ngược)

 

Bình luận (0)
Lê Quynh Nga
29 tháng 11 2021 lúc 22:11

help me . Mai mk đi hk r , mong mn giúp mk vs ạ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Vũ Hiền Vi
Xem chi tiết
Trần Khánh Vân
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Ngô Tuyết Mai
Xem chi tiết
Hoàng Huệ Cẩm
Xem chi tiết
Phan Thị Lê Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Kiều Yến Nhi
Xem chi tiết
๖ۣۜMavis❤๖ۣۜZeref
Xem chi tiết
Vũ Nhã Thiên Trúc
Xem chi tiết