Sinh học 8

Nguyễn Thị Hồng Ngọc

lập khẩu phần ăn cho trẻ em từ 3-5 tuổi

m.n giúp mk với mai mình nộp rùi tks nhiều ạ

Vũ Duy Hưng
10 tháng 1 2017 lúc 22:31

Bạn tham khảo nhé:

- Giai đoạn từ 3-5 tuổi, bé đã phát triển hoàn thiện các chức năng vận động và đang trong quá trình phát triển trí tuệ nhanh nhất. Do đó, nhu cầu năng lượng của bé lúc này là rất lớn.

+ Về chất, bữa ăn của trẻ từ 3 đến 5 tuổi cũng tương tự như của người lớn, gồm ba bữa chính và một bữa phụ/ngày. Trong đó, năng lượng bữa sáng chiếm khoảng 25%, bữa trưa chiếm 40%, bữa chiều 10% và bữa tối khoảng 25%.

+ Về lượng, nên giảm bớt lượng dầu mỡ cho vào các bữa ăn, chỉ ăn thịt nạc, cá, tôm… không nên cho trẻ ăn quá nhiều ăn thịt mỡ và các món xào, rán. Lượng sữa bé vẫn cần ít nhất 3 cữ mỗi ngày với khoảng 200 ml mỗi cữ để đạt chiều cao tốt nhất cũng như bổ sung thêm chất đạm, vitamin và khoáng chất cho nhu cầu hoạt động ngày càng cao của bé.

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ Chất xơ (Rau xanh và trái cây): Đây là thực phẩm rất quan trọng trong việc cân đối nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, nên cho trẻ ăn khoảng 200g rau/ngày. Chất đạm: Chọn thịt nạc như thịt gà, thịt bò, thịt heo, cá ngừ, cá thu, trứng luộc, sữa hoặc những miếng pho-mát nhỏ,… Chúng chứa nhiều đạm và đảm bảo nhu cầu đạm cho mỗi bữa ăn của trẻ. Carbohydrate (Tinh bột): Chọn những nguyên liệu cung cấp carbohydrate phức hợp như bánh mì toàn phần, khoai tây, mì sợi…Những món ăn này phóng xuất năng lượng chậm, lâu bền nên duy trì được năng lượng, giúp trẻ hoạt động và tập trung trong thời gian dài. Can-xi: Lượng sữa trẻ uống hàng ngày sẽ cung cấp một lượng canxi dồi dào cho nhu cầu phát triển hệ xương, răng đang ngày càng cao của cơ thể. Một hũ sữa chua và 30g pho-mát cứng cung cấp một lượng canxi tương đương với 200ml sữa. Ngoài ra, canxi còn có nhiều trong các loại thủy hải sản như tôm, cua, cá… Vitamin C: Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và ngăn cản các bệnh khi thời tiết lạnh, giúp hấp thu sắt tối đa. Các loại nước cam vắt, chanh, trái kiwi, quýt, bông cải xanh, cà chua… có nhiều vitamin C. Không nên cho trẻ uống những loại nước ép trái cây tăng cường vitamin C nhân tạo, bởi vì nó cũng chứa nhiều đường không tốt cho sức khoẻ của trẻ.
Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
10 tháng 1 2017 lúc 22:33

Sáng ( 6h30' -> 7h00')

1 ổ bánh mì thịt nướng hay 1 cái bánh mì ngọt

1 hộp sữa 220ml

Thỉnh thoảng: Bé cần ăn cơm (khoảng 1 chén).

Bữa xế : 9h30 sáng đến 10h00 sáng.

1 hộp sữa chua.

Bữa trưa (12h00)

1 bát cơm vơi.

Thịt gà hoặc thịt heo.

Trái cây: Đu đủ, cam, bơ, xoài,...

Rau, củ, quả: Đậu bắp, đậu cô ve.

Bữa phụ 2: (14h00)

- Ăn cháo nhẹ.

Bữa tối: 18h00

- Ăn cháo nhẹ hoặc ăn cơm (1 bát)

Bình luận (3)
trần châu
11 tháng 1 2017 lúc 16:02
1. Chất và lượng trong bữa ăn

Khi cho trẻ 3 tuổi đến 5 tuổi ăn, phụ huynh cần chú ý xác định nhu cầu thức ăn và dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Có hơn 60 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí thông minh của trẻ ở lứa tuổi này, chia làm 5 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Bố mẹ nhất thiết phải lựa chọn thực phẩm đa dạng cho bữa ăn của trẻ để trẻ được cung cấp đầy đủ các nhóm chất này. Ngoài ra, món ăn cũng nên được thay đổi cách chế biến hàng ngày để kích thích trẻ ăn ngon miệng và bữa ăn đỡ bị nhàm chán.

Về chất, bữa ăn của trẻ từ 3 đến 5 tuổi cũng tương tự như của người lớn, gồm ba bữa chính và một bữa phụ/ngày. Trong đó, năng lượng bữa sáng chiếm khoảng 25%, bữa trưa chiếm 40%, bữa chiều 10% và bữa tối khoảng 25%.

Về lượng, nên giảm bớt lượng dầu mỡ cho vào các bữa ăn, chỉ ăn thịt nạc, cá, tôm… không nên cho trẻ ăn quá nhiều ăn thịt mỡ và các món xào, rán. Lượng sữa bé vẫn cần ít nhất 3 cữ mỗi ngày với khoảng 200 ml mỗi cữ để đạt chiều cao tốt nhất cũng như bổ sung thêm chất đạm, vitamin và khoáng chất cho nhu cầu hoạt động ngày càng cao của bé.

Bố mẹ nên chọn sữa tươi không đường, sữa đậu nành không đường hoặc sữa bột tách béo, tránh dùng các loại sữa bột nguyên kem và sữa đặc có đường.

2. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ Chất xơ (Rau xanh và trái cây):

Đây là thực phẩm rất quan trọng trong việc cân đối nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, nên cho trẻ ăn khoảng 200g rau/ngày.

Trẻ thường rất lười ăn rau. Bố mẹ đừng cho trẻ ăn với thái độ ăn cũng được mà không ăn cũng chẳng sao. Hãy tập cho trẻ phải xem đó như một khẩu phần bắt buộc. Ngoài ra bữa ăn nên trình bày sao cho các thứrau quả, trái cây trông thật hấp dẫn, ngon lành và đúng với lúc trẻ đang đói, trẻ sẽ ăn một cách ngon miệng và trẻ sẽ thích các món rau hơn.

Chất đạm:

Chọn thịt nạc như thịt gà, thịt bò, thịt heo, cá ngừ, cá thu, trứng luộc, sữa hoặc những miếng pho-mát nhỏ,… Chúng chứa nhiều đạm và đảm bảo nhu cầu đạm cho mỗi bữa ăn của trẻ.

Carbohydrate (Tinh bột):

Chọn những nguyên liệu cung cấp carbohydrate phức hợp như bánh mì toàn phần, khoai tây, mì sợi…Những món ăn này phóng xuất năng lượng chậm, lâu bền nên duy trì được năng lượng, giúp trẻ hoạt động và tập trung trong thời gian dài.

Can-xi:

Lượng sữa trẻ uống hàng ngày sẽ cung cấp một lượng canxi dồi dào cho nhu cầu phát triển hệ xương, răng đang ngày càng cao của cơ thể. Một hũ sữa chua và 30g pho-mát cứng cung cấp một lượng canxi tương đương với 200ml sữa. Ngoài ra, canxi còn có nhiều trong các loại thủy hải sản như tôm, cua, cá…

Vitamin C:

Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và ngăn cản các bệnh khi thời tiết lạnh, giúp hấp thu sắt tối đa. Các loại nước cam vắt, chanh, trái kiwi, quýt, bông cải xanh, cà chua… có nhiều vitamin C. Không nên cho trẻ uống những loại nước ép trái cây tăng cường vitamin C nhân tạo, bởi vì nó cũng chứa nhiều đường không tốt cho sức khoẻ của trẻ.

Bình luận (0)
trần châu
11 tháng 1 2017 lúc 16:08

Để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết ở lứa tuổi này một ngày các bạn cần cho bé ăn như sau:

- 2-3 bữa cơm nát nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ, mỳ...), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng...), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng. Bạn lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu.

- 2-3 bữa phụ bao gồm: sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt...thay đổi. Lứa tuổi này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho bé uống khoảng 500-600 sữa (có thể gồm sữa công thức, sữa chua, sữa tươi...).

- 1-2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của bé.

Trong đó lượng thực phẩm trong một ngày cho bé ở lứa tuổi này là: 150-200g gạo, 120-150g thịt, hoặc 150-200g cá, tôm… và 3-4 quả trứng mỗi tuần), 150-200g rau xanh, 30-40g dầu ăn hoặc mỡ.

hực đơn mẫu một tuần cho bé:

Giờ

Thứ 2,4

Thứ 3,5

Thứ 6, CN

Thứ 7

6h

Sữa 200ml + bánh mỳ ½ cái.

Cháo thịt lợn: 1 bát con + chuối ½ quả.

Phở thịt bò: 1 bát con + đu đủ 200g.

Cháo thịt gà: 1 bát con + quýt ngọt 1 quả.

10h30

- Cơm nát: 1 bát.

- Trứng đúc thịt hấp hoặc rán.

- Canh cua-mùng tơi

- Quýt: 1 quả

- Cơm nát: 1 bát.

- Cá rán

- Canh bí nấu tôm.

- Nho: 100-200g.

- Cơm nát: 1 bát.

- Thịt viên sốt cà chua.

- Canh hoa thiên lý nấu thịt.

- Đu đủ: 100-200g

- Cơm nát: 1 bát.

- Thịt băm rim hành.

- Khoai tây cà rốt nấu sườn.

- Xoài: 100-200g

12h

Sữa 150ml

Sữa 150ml

Sữa 150ml

Sữa 150ml

14h

Cháo gà-nấm hương.

Súp thịt bò-khoai tây, cà rốt

Cháo tôm-bí xanh

Cháo lươn-su su

18h

- Cơm nát: 1 bát.

- Cá sốt cà chua

- Rau muống xào

- Đu đủ: 100-200g

- Cơm nát: 1 bát.

- Đậu thịt trứng viên hấp.

- Canh rau ngót nấu thịt

- Dưa hấu: 200g

- Cơm nát: 1 bát.

- Trứng đúc thịt

- Canh cua-mùng tơi

- Quýt: 1 quả

- Cơm nát: 1 bát.

- Tôm bóc vỏ rim cà chua.

- Canh bí nấu thịt.

- Chuối: ½ quả.

20h

Sữa chua: 100g

Súp đậu xanh-bí đỏ-sữa

Sữa chua: 100g

Cháo sườn heo-hạt sen-bí đỏ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đường Duẫn Ngân
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
Xem chi tiết
Trang Candytran
Xem chi tiết
huy
Xem chi tiết
Trần Lê Cẩm Trang
Xem chi tiết
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Trần Đức Hùng
Xem chi tiết
huy
Xem chi tiết
Đừng hỏi tên tôi
Xem chi tiết