Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cuồng Sơn Tùng M-tp

lập dàn ý rồi viết đoạn văn cho đề bài sau : Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “Không thầy đố mày làm nên”. Nhưng có lúc lại khẳng định: “Học thầy không tày học bạn” . Hai câu tục ngữ đó có chỗ nào mâu thuẫn nhau? Ở mỗi câu tục ngữ có điểm nào đúng, điểm nào chưa đúng? Theo em, nên hiểu vấn đề học ở thầy và học ở bạn như thế nào là đúng?

Thảo Phương
21 tháng 4 2017 lúc 17:22

1. Mở bài:
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài:
* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh
* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
3. Kết bài:
- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

Linh Phương
20 tháng 4 2017 lúc 22:03

I. Mở bài

- Người thầy giáo đóng vai trò quan trọng công tác giáo dục.

- Đánh giá vai trò của thầy giáo, có những ý kiến khác nhau. Nhân dân ta có câu: “Không thầy đốmày làm nên” và cũng lại có câu: “Học thầy không tày học bạn”.

- Nêu vấn đề: Hai ý kiến đó có gì khác nhau? Ởmỗi câu có điều nào chưa thỏa đáng? Chúng ta nên hiểu học thầy và học bạn như thế nào cho đúng?

II. Thân bài

1. a. Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn nhau, cùng nói về vai trò của người thầy đối với học sinh

b. Hai câu tục ngữ có chỗ khác nhau:

- “Không thầy đố mày làm nên”: Tuyệt đối hóa vai trò và tác dụng của người thầy đối với học sinh.

- “Học thầy không tày học bạn”: Đề cao vai trò của việc học bạn, học hỏi những người chung quanh.

2. Một số điểm chưa thỏa đáng của hai câu tục ngữ

a. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”:

- Quá đề cao vai trò của thầy, tuyệt đối hóa vai tròvà tác dụng của người thầy trong sự trưởng thành, lập nghiệp của học sinh.

- Mặc dù trong công tác đào tạo con người, người thầy có vai trò to lớn, nhưng cho rằng “không thầy đốmày làm nên” là không thỏa đáng. Vì:

+ Con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường, của người thầy, nhưng một phần do bản thân người học phát huy nỗ lực, tự thân vận động để tiếp thu cái mới, phát minh, sáng chế, sáng tạo.

+ Ngoài tác động của thầy giáo, học sinh còn chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh, của những yếu tố khác như gia đình, bạn bè, xã hội...

b. Câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” có chỗ chưa đúng:

- Hạ thấp vai trò và tác dụng của người thầy, đề cao quá mức vai trò của bạn bè trong việc học tập.

- Trong giáo dục, người thầy có vai trò to lớn, bạn bè chỉ có vai trò hỗ trợ.

3. Xác định việc học ở thầy và học ở bạn

a. Học ở thầy là chủ yếu, kết hợp với sự nỗ lực, sáng tạo của người học.

b. Phải mở rộng sự học hỏi: học ở bạn, học ở những người chung quanh, học trong thực tế.

III. Kết bài

- Hai câu tục ngữ bổ sung ý nghĩa cho nhau.

- Chỉ cho chúng ta hai đối tượng học hỏi tốt nhất: học ở thầy và họcở bạn.

- Từ đó xác định: phải kính trọng và biết ơn người thầy; phải khiêm tốn, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, học hỏi ở bạn.


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Lương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
hoang phuong anh
Xem chi tiết
nguyễn thị thanh ngọc
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Lê Văn Tuấn
Xem chi tiết
Thanh Ngân
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Tường Vi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thúy
Xem chi tiết