Mình sẽ phân tích 1 luận điểm nhé:
* Lòng yêu thiên nhiên:
Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác cao rộng, đẹp một cách hùng vĩ và thơ mộng. Thiên nhiên mang kích thước của tâm hồn lớn. Chòm sao nâng vầng trăng lên đỉnh núi mùa thu kia (Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn), cho thấy cái bao la thăm thẳm của vũ trụ. Mây phủ trùng trùng trên đỉnh núi Tây Phong Lĩnh kia không hùng vĩ lắm sao! Dưới chân núi là một dòng sông mềm mại sáng trong như tâm hồn thi nhân sau mười bốn tháng tù không vướng chút bụi bẩn.
Thiên nhiên đẹp trong thơ Bác còn tượng trưng cho mơ ước, niềm vui, tương lai tươi sáng, khát vọng tự do. Có hai hình ảnh của thiên nhiên thể hiện một cách đậm nét và kì lạ là vầng trăng và mặt trời. Vầng trăng thể hiện một cách đậm nét và kì lạ là vầng trăng và mặt trời. Vầng trăng tiêu biểu cho vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của thiên nhiên, cũng là biểu tượng của tự do. Cho nên Bác tha thiết với trăng hơn bất cứ hình ảnh nào của thiên nhiên. Trong bóng tối, Người lại càng khao khát ánh sáng, mà được chiêm ngưỡng ánh trăng trong tù đâu có dễ dàng gì...