Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Minh

Lập dàn ý cho các đoạn văn nghị luận sau :

Sống để yêu thương

Sống ý chí bản lĩnh

Sống có trách nhiệm với bản thân

Dựa theo cách làm sau :

- câu 1: câu chủ đề

- phần thân đoạn : +Giair thích từ ngữ rồi suy ra nội dung và ý nghĩa của ý kiến

+Bàn: .,Vì sao

., như thế nào

+Liên hệ : ., Thực tế

., nhận thức và Hành động

phần kết đoạn : khái quát về vấn đề

Help me T.T

Thảo Phương
23 tháng 6 2019 lúc 9:55

1. Mở bài

2. Thân bài

a. Giải thích c

-Yêu thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt)

- Tại sao sống là phải để yt?

+ Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau.

+ Như vậy là thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.

b. Phân tích để khẳng định, chứng minh các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:

- Trong phạm vi gia đình:

+ Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.

+ Trong đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.

+ Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.

+ Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.

- Trong phạm vi xã hội:

+ Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.

“Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu

Anh thấy cô nàng nhỏ xíu anh thương”

“Tóc em dài em cài hoa lí

Miệng em cười hữu ý anh thương”

“Thò tay mà ngắt ngọn ngò

Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ”

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”.

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”.

+ Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

“Lá lành đùm lá rách”

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

+ Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.

- Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:

+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.

+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

+ Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì nước, gác sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình.

+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Phương châm sống đúng đắn của Người là: Mình vì mọi người. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình.

c. Phê phán, bác bỏ:

Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…

d. Liên hệ bản thân:

Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.

3. Kết bài

- Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.

- Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng…

Đạt Trần
23 tháng 6 2019 lúc 8:05

Đoạn văn về "Sống ý chí bản lĩnh "

I. Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sống ý chí bản lĩnh

II. Thân đoạn

* Giải thích:

– Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề.

=>Đây là Cách sống đẹp , câu nói khuyên chúng ta sống là phải có bản lính, có chính kiến riêng

* Phân tích, chứng minh:(Bàn luận)

- Ý nghĩa của việc sống bản lĩnh:

+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.

+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay.

+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.

* Bình luận, mở rộng:

+Liên hệ:Các danh nhân nổi tiếng Bill Gates; Mark ;,,,,

+Bài học :Là sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai.

III. Kết đoạn

- Đưa ra bài học nhận thức và hành động

Ví dụ: Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, … mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường.

Đạt Trần
23 tháng 6 2019 lúc 8:16

oạn văn về sống để yêu thương

I. Mở đoạn

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Sống để yêu thương

II. Thân bài

1. Giải thích

- Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

=> Đức tính đẹp cần phải có

2. Bàn luận

+Tại sao chúng ta phải yêu thương:Vì:

- Nó Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;

- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

+Nếu ko có tình thương sẽ ra sao:

- Đối với mỗi cá nhân nó sẽ khiến họ giống như một cỗ máy không có tâm hồn, thành kẻ vô trách nhiệm, vô nhân tính.

- Cuộc sống mất đi những giá trị đích thực của nó, chỉ là sự tồn tại

- Đối với toàn xã hội, nó làm mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay

- Nếu tình trạng này lan rộng ra phạm vi toàn nhân loại thì hành tinh này sẽ trở thành hành tinh của các cỗ máy

3:Bàn luận mở rộng:

* Yêu thương đúng cách: yêu thương là cần thiết nhưng mù quang là ngu dốt. Đôi lúc những lời trách móc , răn đe lại cần thiết hơn lời ngọt ngào

*Phê phán:Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống

- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

III. Kết đoạn

- Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người. Hãy sống để yêu thương

Tường Vy
23 tháng 6 2019 lúc 9:03

Sống để yêu thương

Trong cuộc sống, chúng ta cần mở lòng để yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh khó khăn hơn ta. Vậy yêu thương là gì? Yêu thương là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với người xung quanh. Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn. Là thể hiện tính cảm yêu thương và quý mến người khác. Vì sao lại phải sống yêu thương nhỉ? Vì khi yêu thương con người, chúng ta sẽ tạo ra những mối quan hệ mới và thể hiện phẩm chất tốt đẹp của mỗi người cũng như truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong gia đình: ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ; cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người; con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ; tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau. Trong xã hội: tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa; tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí; tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.; quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình.; lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người. Sống yêu thương giúp sưởi ấm tâm hồn, tạo sức mạnh cảm hóa diệu kì đối với con người cô đơn, bất hạnh. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, là lẽ sống của mỗi người.

Đúng thì tick cho t nha!!

Tường Vy
23 tháng 6 2019 lúc 9:11

+ Mở bài

– Mỗi con người khi sinh ra đều có tính cách riêng tính cách đó sẽ quyết định sự thành bại của người đó trong tương lai. Con người có bản lĩnh sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn thử thách của cuộc sống để hướng mình tới thành công.

+ Thân bài

– Bản lĩnh là gì: là người có năng lực, có tự tin có trách nhiệm dám nghĩ dám làm và không lùi bước trước những khó khăn.

– Biểu hiện của người có bản lĩnh là người quyết đoán, không vì người khác nói ra nói vào mà lung lay ý chí quyết tâm của mình. Người có bản lĩnh thường nói là làm và không nói hai lời.

– Người có bản lĩnh khi gặp khó khăn thường không than khóc oán trách số phận hay đổ lỗi cho người này, người kia mà là người tự dám nhận lỗi về mình tự mình khắc phục khó khăn để bước tiếp.

-Người có bản lĩnh là người dám sống theo đuổi ước mơ dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Chắc hẳn các bạn ai cũng biết tới anh Nik jivuicic, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là những tấm gương cho việc người có bản lĩnh. Mặc dù cuộc đời đã không cho họ bằng người khác nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên và khẳng định mình trong cuộc sống để toàn thế giới phải nể phục.

– Ngày nay xã hội càng phát triển bên canh những bạn trẻ sống bản lĩnh dám nghĩ dám làm, dám ước mơ và thực hiện ước mơ của mình. Thì có một bộ phận các bạn trẻ đang sống hoài sống phí giống như cây tầm gửi bám vào bố mẹ, đi đâu cũng được bố mẹ đưa đi, không dám thoát ra khỏi gia đình, sống thụ động, hưởng thụ có định hướng hay ước mơ cho tương lai.

– Nhiều bạn gặp khó khăn nhỏ đã lập tức gọi điện nhờ bố mẹ giúp đỡ mà không tự tìm cách giải quyết. Nhiều bạn gặp khó khăn thì lập tức chán nản tìm cách hủy hoại bản thân làm cho gia đình bạn bè lo lắng…

+Kết luận

– Bản lĩnh muốn có được đầu tiên là do giáo dục của cha mẹ, nếu ngay từ nhỏ cha mẹ đã để cho con cái mình tự lập. Cha mẹ nên để con tự giải quyết những khó trước, còn mình chỉ đứng từ xa quan sát hỗ trợ khi cần sẽ tạo thói quen tốt cho trẻ.

– Bản lĩnh có được do rèn luyện một người muốn có bản lĩnh thì phải bản lĩnh từ những việc nhỏ trước rồi tới những việc lớn. Lúc đầu là vượt qua những khó khăn nhỏ rồi dần dần là những khó khăn lớn…

– Liên hệ với bản thân và tự rút ra kinh nghiệm bài học cho mình.

Sr do quá lười nên t không muốn gõ, c chịu khó tham khảo dàn ý này nha!!

Tường Vy
23 tháng 6 2019 lúc 9:20

+ Mở bài
– Mỗi con người khi sinh ra đều có tính cách riêng tính cách đó sẽ quyết định sự thành bại của người đó trong tương lai. Con người có bản lĩnh sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn thử thách của cuộc sống để hướng mình tới thành công.
+ Thân bài
– Bản lĩnh là gì: là người có năng lực, có tự tin có trách nhiệm dám nghĩ dám làm và không lùi bước trước những khó khăn.
– Biểu hiện của người có bản lĩnh là người quyết đoán, không vì người khác nói ra nói vào mà lung lay ý chí quyết tâm của mình. Người có bản lĩnh thường nói là làm và không nói hai lời.
– Người có bản lĩnh khi gặp khó khăn thường không than khóc oán trách số phận hay đổ lỗi cho người này, người kia mà là người tự dám nhận lỗi về mình tự mình khắc phục khó khăn để bước tiếp .
-Người có bản lĩnh là người dám sống theo đuổi ước mơ dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Chắc hẳn các bạn ai cũng biết tới anh Nik jivuicic , thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là những tấm gương cho việc người có bản lĩnh. Mặc dù cuộc đời đã không cho họ bằng người khác nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên và khẳng định mình trong cuộc sống để toàn thế giới phải nể phục.
– Ngày nay xã hội càng phát triển bên canh những bạn trẻ sống bản lĩnh dám nghĩ dám làm, dám ước mơ và thực hiện ước mơ của mình. Thì có một bộ phận các bạn trẻ đang sống hoài sống phí giống như cây tầm gửi bám vào bố mẹ, đi đâu cũng được bố mẹ đưa đi, không dám thoát ra khỏi gia đình, sống thụ động, hưởng thụ có định hướng hay ước mơ cho tương lai.
– Nhiều bạn gặp khó khăn nhỏ đã lập tức gọi điện nhờ bố mẹ giúp đỡ mà không tự tìm cách giải quyết. Nhiều bạn gặp khó khăn thì lập tức chán nản tìm cách hủy hoại bản thân làm cho gia đình bạn bè lo lắng…
+Kết luận
– Bản lĩnh muốn có được đầu tiên là do giáo dục của cha mẹ, nếu ngay từ nhỏ cha mẹ đã để cho con cái mình tự lập. Cha mẹ nên để con tự giải quyết những khó trước, còn mình chỉ đứng từ xa quan sát hỗ trợ khi cần sẽ tạo thói quen tốt cho trẻ.
– Bản lĩnh có được do rèn luyện một người muốn có bản lĩnh thì phải bản lĩnh từ những việc nhỏ trước rồi tới những việc lớn. Lúc đầu là vượt qua những khó khăn nhỏ rồi dần dần là những khó khăn lớn…
– Liên hệ với bản thân và tự rút ra kinh nghiệm bài học cho mình.

Khanh Tay Mon
23 tháng 6 2019 lúc 5:01

Con người sinh ra không có ai là hoàn hảo, có người tài giỏi, có người kém hơn nhưng ai cũng có trong mình những giá trị bản thân cần được tôn trọng. Giá trị bản thân dù lớn lao hay nhỏ bé thì nó cũng là yếu tố cốt lõi tạo nên con người bạn, không lẫn với bất kì một ai. Và chúng ta, ai cũng cần tự tin và tôn trọng chính bản thân mình cũng như tôn trọng những người xung quanh dù họ có là ai đi nữa.

Có một sự thật mà ai cũng phải thừa nhận rằng, con người ai cũng có khuyết điểm, chẳng có ai là tốt đẹp về mọi mặt, được cái này thì mất cái kia, đó là quy luật của cuộc sống không ai có thể phủ nhận. Vậy nên chúng ta không được mặc cảm khi bản thân mình không phải là một người tài giỏi, vĩ đại. Chúng ta có thể không xinh đẹp nhưng ta lại là một đứa con ngoan, ta có thể không hát hay nhưng ta lại nấu ăn giỏi, cũng có thể ta không học giỏi nhưng ta là chịu khó, siêng năng… Ai cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng, hiểu được điều này, con người sẽ thêm tự tin hơn về bản thân mình cũng như nhìn người khác bằng ánh mắt tôn trọng, dù họ có nhiều khuyết điểm cũng không được phép chê bai, khinh thường. Vì chúng ta biết rằng, dù là ai, dù lớn lao hay nhỏ bé cũng đều có những giá trị riêng của bản thân để ta tôn trọng họ hơn. Ta sẽ thấy được những điểm giống nhau của một danh nhân tài ba với một cậu bé bán vé số hay một bà thím bán cá ở chợ. Mỗi người một nghề nghiệp, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng ở họ đều có chung giá trị của bản thân mình để ai cũng phải tôn trọng, ai cũng phải công nhận.

Trong cuộc sống, con người luôn sống trong những câu hỏi về giá trị của chính mình. Hàng loạt những câu hỏi luôn được đặt ra như; Mình đang đứng ở vị trí nào? Mình là người như thế nào trong mắt mọi người? Hay phải làm sao để nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh? Chúng ta cứ sống và tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi đó. Hiểu và tìm kiếm giá trị bản thân là nhu cầu chính đáng của con người bởi vì “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, nhưng mỗi người lại có cách nhìn nhận khác nhau. Có những người tự tin thái quá, luôn đề cao bản thân mình, họ cho rằng họ luôn là nhất, nếu họ đứng thứ hai thì cũng chẳng có ai đứng ở vị trí số một. Chính vì tự tin thái quá và tự phụ nên họ có cái nhìn không đúng về giá trị của những người xung quanh. Vì họ cho rằng mình là nhất nên họ thường coi thường người khác, cho rằng suy nghĩ hay hành động của mình đều là đúng và buộc người khác phải nghe theo. Họ tự phụ không nghe bất cứ ai, luôn làm theo ý mình, không có sự phối kết hợp với người khác. Ngược lại có những người lại vô cùng tự ti với chính bản thân họ. Họ luôn cảm giác mình là người kém cỏi, không làm được trò trống gì. Chính sự tự ti đã làm cho họ trở nên rụt rè, không dám khẳng định cái tôi. Có những người, họ có thể làm được nhưng họ lại sợ hãi, lo lắng rằng mình không thể cho nên nhiều tài năng của họ luôn bị chôn vùi. Có những người họ thừa sức để làm được nhưng vì mặc cảm, tự ti nên họ chỉ biết im lặng và đứng nhìn người khác. Và cứ thế, họ dần dần chôn giấu giá trị của chính mình, khép mình vào cái vỏ do họ tự tạo nên. Mỗi người có một cách nhìn nhận, một cách thể hiện khác nhau về giá trị của bản thân. Dù là ai thì cũng nên bộc lộ hết khả năng của mình, đúng thì mọi người tán dương, sai thì sửa chữa để rút ra kinh nghiệm. Dù có thế nào thì cũng hãy sống hết mình.

Giá trị bản thân không nằm ở việc bạn làm gì, có chức tước gì hay là kiếm được bao nhiêu tiền, nó cũng không nằm ở một kết quả nhất thời mà chính quá trình ta chinh phục cái đích mới là sự thể hiện rõ ràng nhất của giá trị con người. Có những người sinh ra không có trí thông minh cực đỉnh nhưng suốt quãng đường học tập họ luôn chăm chỉ, chịu khó vươn lên. Chính sự miệt mài không quản khó khăn đã để lại trong lòng người khác một sự kính nể và tôn trọng. Có những người, làm chức to, ông này bà kia nhưng lại không nhận được sự tôn trọng của người khác. Bởi vì sao? Chức tước đó là do họ mua chuộc bằng tình, bằng tiền và do những mối quan hệ không sòng phẳng. Thực chất thì họ không có đủ khả năng và trí tuệ để có thể làm được công việc đó. Ở một địa vị cao sang nhưng không thanh liêm thì người khác cũng nhìn vào bằng con mắt khinh thường, chế giễu.

Giá trị của bản thân được gây dựng bằng chính đôi bàn tay của chủ thể. Chẳng ai quan tâm bạn bắt đầu, xuất phát ở chỗ nào và cái đích bạn đạt được có cao hay không, chỉ cần quá trình bạn đi đến mục đích nó được xây dựng trên chính nỗ lực và ý chí của bạn. Con đường đi đến thành công chưa bao giờ là bằng phẳng và dễ dàng, nó đầy rẫy những gian nan và thử thách. Chính quá trình vượt qua khó khăn ấy con người mới bộc lộ phẩm chất và giá trị bản thân mình. Đừng đánh giá một ai đó qua cái nhìn mà bạn thấy trước mắt, hãy suy xét thật kĩ lưỡng thực chất bên trong của chúng, bởi vì giá trị sẽ chẳng bao giờ là kết quả ở một thời điểm nhất định, nó là cả một quá trình, một con đường dài mà con người phải trải qua bằng chính sức lực và đôi chân của mình.

Hiểu được giá trị bản thân, chúng ta phải không ngừng cố gắng học tập để hoàn thiện mình. Biết nhìn nhận đúng đắn về vị trí của mình, không nên quá tự tin nhưng cũng đừng quá tự ti. Hãy sống bằng chính con người bạn, đừng sống vì người khác cũng đừng cố làm hài lòng tất cả mọi người, đó là điều không thể và cũng không cần thiết. Chỉ cần ta sống chân thành và hài lòng về bản thân, như vậy là đủ rồi.

Đạt Trần
23 tháng 6 2019 lúc 8:15

Đoạn văn về sống để yêu thương

I. Mở đoạn

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Sống để yêu thương

II. Thân bài

1. Giải thích

- Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

=> Đức tính đẹp cần phải có

2. Bàn luận

+Tại sao chúng ta phải yêu thương:Vì:

- Nó Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;

- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

+Nếu ko có tình thương sẽ ra sao:

- Đối với mỗi cá nhân nó sẽ khiến họ giống như một cỗ máy không có tâm hồn, thành kẻ vô trách nhiệm, vô nhân tính.

- Cuộc sống mất đi những giá trị đích thực của nó, chỉ là sự tồn tại

- Đối với toàn xã hội, nó làm mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay

- Nếu tình trạng này lan rộng ra phạm vi toàn nhân loại thì hành tinh này sẽ trở thành hành tinh của các cỗ máy

3:Bàn luận mở rộng:

* Yêu thương đúng cách: yêu thương là cần thiết nhưng mù quang là ngu dốt. Đôi lúc những lời trách móc , răn đe lại cần thiết hơn lời ngọt ngào

*Phê phán:Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống

- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

III. Kết bài:

- Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người. Hãy sống để yêu thương


Các câu hỏi tương tự
Trần Thu Uyên
Xem chi tiết
Đặng Thị Linh
Xem chi tiết
Bài học nhớ đời
Xem chi tiết
Thảo Ngọc Huỳnh
Xem chi tiết
Thảo Ngọc Huỳnh
Xem chi tiết
Thảo Vy
Xem chi tiết
Lương Thị Hải Yến
Xem chi tiết
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
vy nguyễn
Xem chi tiết