Đề bài : Cảm nhận của em về bài ca dao : " Nước non lận đận một mình"

Bùi Ngọc Huyền

Lập dàn ý :

Cảm nghĩ của em về bài thơ bạn đến chơi nhà của Nguyễn khuyến

Cảm nghĩ của em về bài thơ cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Thảo Phương
7 tháng 12 2018 lúc 12:33

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Bạn đến chơi nhà
II. Thân bài : cảm nghĩ của em về bài thơ bạn đến chơi nhà
1. Câu thơ đầu : giới thiệu tình huống bạn đến chơi nhà của tác giả :

Sự mong mỏi, chờ đời bấy lâu của tác giả về người bạn Sự xưng hô hết sức thân mật và đầm ấm với người bạn của mình Thể hiện niềm vui sướng khi gặp bạn

2. Sáu câu thơ tiếp theo : trình bày hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà

Thể hiện rằng không có món nào cao quý để tiếp bạn Không có những thứ trong vườn tiếp đãi bạn Chỉ có những món dân dã và bình dị tiếp đãi bạn Qua ấy thấy được cuộc sống thanh bạch, tự do của Nguyễn Khuyến Thể hiện sự vui tươi, hóm hỉnh của tác giả

3. Câu cuối : thể hiện suy nghĩ của tác giả về tình bạn

Tình cảm cao quý và đẹp đẽ giữ nhà thơ và bạn mình Sự trân trọng tình bạn

III. Kết bài : nêu ý kiến của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà

Bình luận (0)
Nguyễn Châu Linh
7 tháng 12 2018 lúc 12:53

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của nước ta. Ông có những đóng góp không nhỏ vào nền thơ ca trung đại Việt Nam. Ông sáng tác nhiều bài thơ về làng quê dân dã nên được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. “Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ xuất sắc của Nguyễn Khuyến, được sáng tác trong thời gian ông về quê ở ẩn. Bài thơ thể hiện những cảm xúc và hoàn cảnh thiếu thốn của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà, qua đó khẳng định quan niệm sâu sắc của nhà thơ về giá trị của tình bạn thật sự.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Mở đầu bài thơ, tác giả đã nói lên tâm trạng vui tươi, phẩn khởi khi đã lâu mới gặp lại người bạn của mình:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

Với cách gọi thân mật người bạn là “bác”, câu thơ vang lên gần gũi, thân thương như một lời chào hỏi thân tình. Cụm từ “đã bấy lâu nay” thông báo cho người đọc hiểu được rằng, lâu lắm rồi hai người bạn mới có dịp gặp gỡ. Nó là một cuộc gặp gỡ đầy vui vẻ như được mong chờ từ lâu của những người bạn tri âm, tri kỷ. Câu thơ như một lời chào hỏi thân mật, và đằng sau lời chào ấy, người đọc cảm nhận được một sự mừng vui, hân hoan xen lẫn niềm xúc động khó tả của nhà thơ.

Ngạc nhiên và bất ngờ khi người bạn cũ lâu năm tới chơi, do vậy chưa kịp chuẩn bị để thiết đãi bạn hiền, nhà thơ lần lượt giãi bày:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”

Đối với tình bạn thâm giao lâu năm, mỗi khi có người bạn tới chơi, hẳn ai cũng vui mừng muốn đi chợ làm một mâm cơm thịnh soạn để thiết đãi bạn hiền. Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng vậy, ông tỏ ý muốn đãi người bạn hiền một bữa ngon nhưng hoàn cảnh “trẻ” thì “đi vắng” mà “chợ” lại xa. Điệp từ “thời” được điệp lại hai lần trong câu thơ thể hiện thành ý của nhà thơ nhưng tiếc thay hoàn cảnh không cho phép.

Không có rượu thịt ngon ngoài chợ tiếp bạn, nhà thơ quay về với cây nhà lá vườn:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.”

Nhà thơ tiếp tục giãi bày mong muốn chiêu đãi bạn cá dưới ao, gà nhà nuôi để thể hiện sự nhiệt tình, nồng hậu với người tri kỷ. Nhưng “ao sâu nước cả”, “vườn rộng rào thưa” nên khó lòng “chài cá” “đuổi gà”.

Không bắt được cá cũng không bắt được gà, Nguyễn Khuyến quay ra nhìn mảnh vườn để tìm một bữa rau dưa, cà muối đạm bạc:

Cải chửa ra cây cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa”

Không chỉ có ao cá, nuôi gà, nhà thơ còn có một mảnh vườn nho nhỏ có “cải”, có “bầu” và “mướp”. Nhưng dù có lại vẫn chưa đến kỳ thu hoạch. Bởi “cải” thì chưa ra cây, “cà mới nụ”, bầu mới rụng rốn còn mướp thì mới chỉ toàn hoa chứ chưa ra quả.

Thôi thì không rượu thịt, không gà cá, không rau dưa, những người bạn hiền có thể ngồi nhâm nhi chén trà cùng ăn một miếng trầu. Nhưng:

“Đầu trò tiếp khách trầu không có”

Xưa nay, người xưa vốn quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Vì thế, mỗi khi cóc khách tới nhà, việc đầu tiên là mời nước mời trầu. Nhưng trong hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến, ông giãi bày một cách chân tình rằng “trầu không có”.

Liên tiếp trong sáu câu thơ, nhà thơ đã sử dụng rất thành công thủ pháp liệt kê và nghệ thuật đối. Thủ pháp liệt kê thể hiện ở chỗ nhà thơ đã lần lượt liệt kê ra những vật nuôi, cây trái trong nhà như “ao cá”, “gà”, “cải”, “cà”, “bầu”, “mướp”. Bằng cách liệt kê này, câu thơ cho thấy được sự nhiệt tình, nồng hậu của chủ nhà đối với người bạn tâm giao. Qua đó, người đọc cũng nhận thấy được một lối sống thanh cao, dân dã, bình dị của một vị quan sau khi đã về quê ở ẩn. Đó là cuộc sống rất đơn giản nhưng yên bình giống bao vị hiền triết thời xưa. Nghệ thuật đối không chỉ thể hiện ở luật đối bằng chắc nghiêm ngặt, mà còn đối giữa cái có và cái không trong hoàn cảnh của nhà thơ: có gà, có cá nhưng không bắt được; có cải có cà, bầu, mướp nhưng lại chưa đến ngày thu hoạch. Nghệ thuật đối cùng cách diễn đạt thân tình trong những câu thơ cho ta hiểu được tấm chân tình của người bạn cũ luôn muốn sẵn lòng mời bạn mọi thứ có thể nhưng hoàn cảnh lại không có. Câu thơ với giọng điệu chân tình nhưng cũng rất vui tươi, hóm hỉnh.

Bài thơ kết thúc với một câu thơ kết thể hiện sự gần gũi thân thiết giữa hai người bạn vượt qua thứ vật chất bình thường:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Tới đây, tình bạn giữa hai người tri kỷ trong bài thơ dường như không có khoảng cách. Không cần mâm cao cỗ đầy, cũng chẳng có chén rượu miếng trầu, chỉ có hai tâm hồn đồng điệu “ta với ta”. Nhà thơ đã sử dụng rất thành công cụm từ “ta với ta” để cho thấy một tình bạn cao đẹp, thân thiết vô cùng. Một câu thơ mà có đến hai từ “ta”. Từ “ta” vừa chỉ “nhà thơ” lại vừa chỉ “người bạn”, tuy hai mà lại là một. Chỉ có tình bạn đẹp đẽ, thân tình và hiểu nhau lắm mới có được sự hòa quện, gắn kết đến thế. Tình bạn thắm thiết ấy không màng vật chất, chỉ cần hiểu nhau là đủ. Đó thực sự là một tình bạn đẹp hiếm có và đáng trân trọng.

“Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ đặc sắc của Nguyễn Khuyến viết về tình huống khi người bạn thân tình lâu năm tới chơi trong hoàn cảnh không có gì tiếp đãi. Qua đó, nhà thơ thể hiện quan niệm về một tình bạn đẹp không màng vật chất, chỉ cần tâm hồn giao cảm và hiểu nhau. Với hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi, lời thơ nhẹ nhàng hóm hinh, bài thơ đã đi sâu vào trái tim biết bao thế hệ bạn đọc, khơi gợi trong tâm hồn mỗi người quan niệm về một tình bạn chân thành

Bình luận (0)
Phùng Tuệ Minh
7 tháng 12 2018 lúc 14:17

* Bạn đến chơi nhà( Nguyễn Khuyến)

1. Mở bài:

– Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn.
– Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu.
– Bài thơ ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà, nội dung thể hiện tình bạn già khăng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi. Tình cảm chân thành ấy đã vượt qua mọi nghi lễ tầm thường của cuộc sống.
2. Thân bài
* Tình bạn già tri âm, tri kỉ:
+ Câu để (câu 1): Đã bấy lâu nay bác đến nhà
– Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu (phá đề, thừa đề) nhưng ở bài thơ này chỉ có một câu.
– Câu thơ như một lời chào hỏi mừng rỡ, thân tình của chủ nhân trước việc đến thăm của một người bạn già xa cách đã lâu ngày,
– Cách gọi bác vừa dân dã, vừa kính trọng, thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết giữa hai người.
+ 3 câu thực (2, 3, 4): Lời phân trần, thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình:
– Tác giả dùng tới 3 câu, trong khi thơ Đường luật phần này chỉ có 2 câu.
– Ngôn ngữ thơ như lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa (lí do thứ nhất), Ao sâu nước cả khôn chài cá (lí do thứ hai), Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà (lí do thứ ba.)
+ 2 câu luận: Tiếp tục phân trần thêm hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tính chất hài hước nằm ở ý : nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp…), chỉ tiếc là đều đang độ dở dang, chưa dùng được, nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn.
+ 2 câu kết : Sự thiếu thốn được đẩy lên cực điểm : Đầu trò tiếp khách, trầu không có (bắt nguồn từ câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện trong dân gian nói về cách tiếp khách thông thường nhất, tối thiểu nhất cũng phải có trầu và nước.)
– Tóm lại vật chất chẳng có gì, thôi thì: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rỡ, quý. trọng, chân tình đều hội tụ ở ba từ ta với ta. Chủ và khách, bác và tôi đã hòa làm một. Quả là tình bạn già sâu sắc, cảm động không có gì so sánh được.
3. Kết bài:
– Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.
– Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh quen thuộc gợi khung cảnh thiên nhiên tươi mát ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
– Cảnh và tình đan xen hài hòa, nhuần nhuyễn, ấm áp tình tri âm, tri kỉ.

* Cảnh khuya ( Nguyễn Khuyến)

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ cảnh khuya
Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài Cảnh khuya.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,


II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya
1. Hai câu thơ đầu(Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ // người chưa ngủ)

Cảnh khuya núi rừng Tây Bắc được miêu tả hết sức đặc sắc Tiếng suối trong vọng như tiếng hát: ví tiếng suối như tiếng hát, gợi tả tiếng suối, núi rừng mang hơi ấm con người Cảnh trăng với sự hòa quyện giữa thiên nhiên núi rừng Một tâm hồn thi sĩ được thể hiện rõ nét Bức tranh thiên nhiên rất lung linh, huyền dịu

2. Hai câu thơ sau ( Chưa ngủ // vì lo nỗi nước nhà.Tiếng suối trong // như tiếng hát xa,)

Lòng yêu nước sâu sắc Mạch thơ thể hiện rõ ràng và chi tiết Lòng yêu thiên nhiên và yêu nước hòa quyện vào nhau.

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Cảnh khuya
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ cảnh khuya
Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài Cảnh khuya.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,


II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya
1. Hai câu thơ đầu(Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ // người chưa ngủ)

Cảnh khuya núi rừng Tây Bắc được miêu tả hết sức đặc sắc Tiếng suối trong vọng như tiếng hát: ví tiếng suối như tiếng hát, gợi tả tiếng suối, núi rừng mang hơi ấm con người Cảnh trăng với sự hòa quyện giữa thiên nhiên núi rừng Một tâm hồn thi sĩ được thể hiện rõ nét Bức tranh thiên nhiên rất lung linh, huyền dịu

2. Hai câu thơ sau ( Chưa ngủ // vì lo nỗi nước nhà.Tiếng suối trong // như tiếng hát xa,)

Lòng yêu nước sâu sắc Mạch thơ thể hiện rõ ràng và chi tiết Lòng yêu thiên nhiên và yêu nước hòa quyện vào nhau.

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Cảnh khuya
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ cảnh khuya
Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài Cảnh khuya.

"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa," II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya
1. Hai câu thơ đầu(Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ // người chưa ngủ) Cảnh khuya núi rừng Tây Bắc được miêu tả hết sức đặc sắc Tiếng suối trong vọng như tiếng hát: ví tiếng suối như tiếng hát, gợi tả tiếng suối, núi rừng mang hơi ấm con người Cảnh trăng với sự hòa quyện giữa thiên nhiên núi rừng Một tâm hồn thi sĩ được thể hiện rõ nét Bức tranh thiên nhiên rất lung linh, huyền dịu 2. Hai câu thơ sau ( Chưa ngủ // vì lo nỗi nước nhà.Tiếng suối trong // như tiếng hát xa,) Lòng yêu nước sâu sắc Mạch thơ thể hiện rõ ràng và chi tiết Lòng yêu thiên nhiên và yêu nước hòa quyện vào nhau.

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Cảnh khuya.

Ví dụ:
Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.

Bình luận (0)
Phùng Tuệ Minh
7 tháng 12 2018 lúc 14:20

( Mik làm lại, bài trên làm nhầm)

* Bạn đến chơi nhà( Nguyễn Khuyến)

1. Mở bài:

– Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn.
– Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu.
– Bài thơ ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà, nội dung thể hiện tình bạn già khăng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi. Tình cảm chân thành ấy đã vượt qua mọi nghi lễ tầm thường của cuộc sống.
2. Thân bài
* Tình bạn già tri âm, tri kỉ:
+ Câu để (câu 1): Đã bấy lâu nay bác đến nhà
– Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu (phá đề, thừa đề) nhưng ở bài thơ này chỉ có một câu.
– Câu thơ như một lời chào hỏi mừng rỡ, thân tình của chủ nhân trước việc đến thăm của một người bạn già xa cách đã lâu ngày,
– Cách gọi bác vừa dân dã, vừa kính trọng, thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết giữa hai người.
+ 3 câu thực (2, 3, 4): Lời phân trần, thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình:
– Tác giả dùng tới 3 câu, trong khi thơ Đường luật phần này chỉ có 2 câu.
– Ngôn ngữ thơ như lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa (lí do thứ nhất), Ao sâu nước cả khôn chài cá (lí do thứ hai), Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà (lí do thứ ba.)
+ 2 câu luận: Tiếp tục phân trần thêm hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tính chất hài hước nằm ở ý : nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp…), chỉ tiếc là đều đang độ dở dang, chưa dùng được, nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn.
+ 2 câu kết : Sự thiếu thốn được đẩy lên cực điểm : Đầu trò tiếp khách, trầu không có (bắt nguồn từ câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện trong dân gian nói về cách tiếp khách thông thường nhất, tối thiểu nhất cũng phải có trầu và nước.)
– Tóm lại vật chất chẳng có gì, thôi thì: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rỡ, quý. trọng, chân tình đều hội tụ ở ba từ ta với ta. Chủ và khách, bác và tôi đã hòa làm một. Quả là tình bạn già sâu sắc, cảm động không có gì so sánh được.
3. Kết bài:
– Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.
– Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh quen thuộc gợi khung cảnh thiên nhiên tươi mát ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
– Cảnh và tình đan xen hài hòa, nhuần nhuyễn, ấm áp tình tri âm, tri kỉ.

* Cảnh khuya ( Nguyễn Khuyến)

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ cảnh khuya
Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài Cảnh khuya.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,


II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya
1. Hai câu thơ đầu(Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ // người chưa ngủ)

Cảnh khuya núi rừng Tây Bắc được miêu tả hết sức đặc sắc Tiếng suối trong vọng như tiếng hát: ví tiếng suối như tiếng hát, gợi tả tiếng suối, núi rừng mang hơi ấm con người Cảnh trăng với sự hòa quyện giữa thiên nhiên núi rừng Một tâm hồn thi sĩ được thể hiện rõ nét Bức tranh thiên nhiên rất lung linh, huyền dịu

2. Hai câu thơ sau ( Chưa ngủ // vì lo nỗi nước nhà.Tiếng suối trong // như tiếng hát xa,)

Lòng yêu nước sâu sắc Mạch thơ thể hiện rõ ràng và chi tiết Lòng yêu thiên nhiên và yêu nước hòa quyện vào nhau.

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Cảnh khuya

Ví dụ:
Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Vũ Quang
Xem chi tiết
bùivân trang
Xem chi tiết
Hà Khánh Thi
Xem chi tiết
thao nguyen phuong hien
Xem chi tiết
Bùi Anh Thư
Xem chi tiết
Lân Lê
Xem chi tiết
Như Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Bình Nguyên
Xem chi tiết
Anh
Xem chi tiết